tranh sáng. Chỉ có những ngọn nến cháy. Trong đám khách khứa có
một cô gái Tây Ban Nha tuyệt đẹp. Hôm nay là sinh nhật cô, cần
phải uống mừng dịp này.
Không khí trong những gian phòng bập bùng ánh nến gọi nhớ
đến căn hầm trú ẩn, cộng ánh sáng mờ ảo và tình gắn bó kỳ lạ giữa
những con người cùng chung số phận nay có vẻ gì thật độc đáo.
“Anh muốh uống gì?”, bác người Nga hỏi tôi. Giọng bác trầm và
ấm lạ.
“Thứ nào bác sẵn”.
Bác lấy ra một chai cognac và một bình vodka.
“Anh không ốm à?”, bác hỏi.
“Không ạ”, tôi đáp ngượng nghịu.
Bác mời tôi thuốc lá đầu lọc. Chúng tôi cạn ly. “Chắc ở đây có
những cái anh cho là kỳ quặc, đúng chứ?”
“Làm gì tới mức ấy”, tôi đáp. “Tôi vốn không quen với bất kỳ
cuộc sống bình thường nào!”
“Phải”, bác nói, ánh mắt rầu rĩ hướng về cô gái Tây Ban Nha,
“trên này là một thế giới riêng biệt. Nó biến đổi con người”.
Tôi gật.
“Một căn bệnh lạ lùng”, bác trầm ngâm nói thêm. “Nó làm con
người sôi nổi hẳn lên. Đôi khi tốt hơn. Căn bệnh thần bí. Nó tiêu tán
các chất cặn bã”. Bác đứng dậy, gật đầu với tôi và đi sang cô gái Tây
Ban Nha đang mỉm cười đón bác.
“Một diễn giả thống thiết cho thuyết tiêu tán, hả?” Ai đó hỏi sau
lưng tôi.
Một bộ mặt không cằm. Cái trán giô. Cặp mắt lo âu, long lanh
trong cơn sốt.
“Tôi là khách ở đây”, tôi nói. “Còn ông?”