nhỏ tội nghiệp”, tôi nói, “nó vẫn chưa hề biết cái gì đang chờ đợi nó.
Tôi muốn xem xem nó ra đời để tham dự cuộc chiến nào đây”.
“Anh Robby”, bà Zalewski nói. “Anh không có chút tình cảm nào
sao?”
“Quá nhiều đằng khác”, tôi đáp, “nếu không tôi đã chẳng nghĩ
như vậy”. Đoạn tôi rút lui về phòng mình.
Mười phút sau chuông điện thoại réo. Nghe gọi tên mình, tôi
chạy ra. Thì đã hẳn, cả đám các bà các cô vẫn còn đó! Họ cũng chẳng
buồn giải tán khi tôi áp ống nghe vào tai và nghe tiếng Patrice
Hollmann cám ơn tôi đã gửi tặng hoa. Trái lại, thằng bé, kẻ có vẻ
biết điều nhất đám và đã chán ngấy cái trò khỉ, bỗng khóc toáng lên.
“Xin lỗi cô”, tôi tuyệt vọng nói vào ống máy, “tôi không thể nghe rõ
lời cô, ở đây có một đứa bé đang gào; nhưng không phải con tôi
đâu”. Các bà thi nhau suỵt suỵt như một ổ trăn khống lồ để dỗ nín
cái thằng cu đang oa oa đó. Các bà đã nhanh chóng thành công, ông
lỏi ngày càng gào khỏe hơn. Đến lúc này tôi mới nhận ra nó quả là
một đứa bé phi thường: có lẽ hai lá phối của nó phải lấn dài xuống
tận hai chân, nếu không làm sao lý giải nối cái tiếng hét váng óc ấy.
Tôi ở vào một tình huống khó xử; trong khi mắt phóng những tia
giận dữ vào đám đàn bà phô diễn tình mẫu tử, miệng tôi lại phải lựa
những lời khả ái để nói vào ống máy - tôi là bão bùng giông tố từ
đỉnh đầu xuống mũi, và là trời xuân ngập nắng từ mũi xuống cằm -
tôi cũng không hiểu tôi đã làm cách nào mà vẫn hẹn gặp được với
nàng vào chiều mai.
“Bà nên xây lấy một phòng điện thoại cách âm”, tôi nói với bà
Zalewski. Nhưng bà đâu chịu thua. “Để làm gì?” bà hỏi, mắt lóe
sáng, “Anh có nhiều chuyện cần giấu diếm thế kia à?”
Tôi nín lặng, cố dằn lòng. Chớ nên sinh sự với những tình mẹ
đang phẫn nộ. Họ có sau họ cái luân lý của toàn thế giới.