Mấy thằng tôi hẹn gặp nhau buổi tối tại nhà Go fried. Tôi ăn ở
một quán nhỏ, rồi đi đến đây. Dọc đường, tôi ghé vào cửa hàng thời
trang nam giới lịch sự nhất mua cho mình một chiếc càvạt mới rõ
bảnh gọi là để mừng ngày hôm nay. Tôi vẫn ngạc nhiên vì mọi sự
trôi chảy quá và tự thề rằng ngày mai tôi sẽ nghiêm nghị như ông
tổng giám đốc của một nhà thầu tang lễ.
Phòng của Go fried là cả một thắng cảnh. Trong đó treo đầy các
kỷ vật mà cậu ta tha từ Nam Mỹ về. Những tấm thảm dừa sặc sỡ
trên tường, vài chiếc mặt nạ, một cái đầu lâu khô cong, những cái
nồi đất sét kỳ dị, lao phóng, và vật trưng bày chính yếu là bộ sưu
tầm lớn những tấm ảnh phủ kín cả một bức tường - những cô nàng
thổ dân, gái lai đen, những con vật xinh đẹp, nâu óng uyển chuyển,
hờ hững và duyên dáng đến kỳ lạ.
Ngoài Lenz và Koster còn có cả Braumuller và Grau. Mặt rám
nắng, tóc đỏ như đồng, Théo Braumuller ngả người trên đi-văng
ngắm say sưa bộ sưu tập ảnh của Go fried. Anh ta lái xe đua cho
một hãng xe hơi và lâu nay kết thân với Koster. Mồng sáu tới anh ta
cũng tham dự cuộc đua mà O o đã đăng ký tham dự với chiếc Karl.
Kềnh càng, béo phị, Ferdinand Grau đã khá say ngồi bên bàn.
Thấy tôi, anh đưa bàn tay to bè ra kéo tôi lại gần: “Robby”, anh cất
giọng lè nhè, “cậu đến làm gì với cái bọn hư hỏng này? cậu chẳng
tìm thấy gì ở đây đâu. Đi đi. Hãy cứu lấy cậu. với cậu hãy còn kịp!”
Tôi đưa mắt sang Lenz. cậu ta nháy mắt với tôi. “Ferdinand đang
rủng rỉnh. Đã hai ngày nay cậu ta nốc rượu khóc người tình đã chết.
Chả là vừa bán được một bức chân dung lấy tiền ngay!”.
Ferdinand Grau là họa sĩ. Nhưng anh đã chết đói từ lâu, nếu như
không có một cách kiếm ăn riêng. Anh truyền thần ảnh những
người quá cố thành những bức chân dung sống động tuyệt vời cho
đám thân nhân thương tiếc không nguôi của họ. Nhờ thế mà anh
sống… thậm chí sống rất phong lưu. Chẳng ma nào mua những bức