ấy đội trưởng Cự đã đi khuất vào bờ tre. Bỏ bánh lên túi ba lô rồi Đình
cũng tất tả về phía ấy. Ôi trời, nó đi báo cáo thì mình toi mạng! Nó nói ra
thì nó mất bánh. Mà đội trưởng đã định ăn vụng, đội trưởng trù cho thì
cũng chết dở.
Tôi lững thững vào thôn Am. Đi bắt rễ khác nào đi câu. Còn chưa tối, mới
choạng vạng mà trước mặt, sau lưng vắng tanh. Chiều chiều thông thường
lúc này cổng đồng có người đi làm về, những con trâu bước thonng dong,
đàn vịt rúc bờ ruộng chân tre, tẻ con đương vác sào ra dồn về. Thế mà
đường vào xóm quạnh quẽ, tưởng như không cả con chuồn chuồn chập
chờn, con nhện nước loăng quăng. Ít ngày sau, tôi mới biết cả mấy thôn này
đã đội biết tin đội về từ lúc đội còn ngồi ăn bánh đúc trên chợ huyện. Thế là
gà qué, chó má, trâu bò người ta tất tả nhốt chặt. Cả người cũng không dám
ló mặt ra ngõ.
Có thể nhận biết một làng mới thoát khỏi vùng tề tiêu điều khác hẳn các
làng hậu phương um tùm cây cối xanh mát trong Thanh Hoá. Ở đây, cây đa,
cây si ngã ba xóm, những luỹ tre và bờ bụi bị phạt trơ ra như những cái đầu
trọc long lốc. Đồn bốt Tây bắt triệt thế nào cho du kích mất chỗ ẩn náp,
đem đén cả các chòi gác bốt hương đũng giữa làng rọi đèn pha phía nào
cũng được.
Tôi nhòm ngó một vòng xuống cuối xóm rồi quay lại. Cả đến những giậu ô
rô, giậu duối và bờ xương rồng cũng xơ xác như tóc cạo rối chẳng còn mấy.
Trên những mái rạ mục đen xẫm không vẩn vơ một sợi khói bếp. Các cổng
tán, cánh liếp mở há ngoác mồm. tôi không biết người ta cốt làm thế để đội
về khỏi nghi giấu diếm cái gì trong nhà.
Tôi cứ toan vào bừa một nhà nào đó nghỉ ngơi cái đã. Nhà ấy không dựa
được thì mai đi nhà khác. Tôi đã mấy đợt qua cái bỡ ngỡ lần đầu tiên ngày