vẫn hàng phở, bánh cuốn, bánh giò, rượu cuốc lủi được gọi nhẹ nhàng là
nước mưa…
Vừa đi vừa nghĩ những cái ăn, như người thành phố bom đạn đương thiếu
đói, thì chết làm sao được. Tôi cũng tự mang máng thế. Tôi lử khử, dật dờ
đi. Dẫy phố im ỉm. Thế mà cái quán này đèn sáng. Ngọn điện che mảnh bìa
cứng, bớt sáng hắt ra, theo lệnh phòng không. Tôi bước qua chỗ của tôi vào
sáng đèn, tôi choáng người. Lão chủ quán cái mặt hệt thằng địa tư Nhỡ. Chỉ
khác bộ râu quai nón trắng như cước, tóc và râu dài xuống giữa lưng, giữa
ngực. Tôi hốt nhiên phấp phỏng. Hay là tôi đã thắt cổ tôi chết rồi, tôi gặp
hồn thằng tư Nhỡ ở cửa địa ngục suối vàng.
Chủ quán nhác nhìn tôi, hỏi ngay:
- Anh đội Bối phải không? Cũng râu ria như thằng địa chủ à?
- Ông… tư Nhỡ.
- Nhớ dai đấy. Anh ngồi chơi.
- Bây giờ ông…
- Thế thôi. Ồ lâu lắm mới gặp. Đánh chén cái đã. Không phải ăn nhà hàng,
mà tôi thết ông. Dám chứ? Tôi vẫn ơn ông không qui tôi là địa; nhưng ông
vượt mặt thế nào được thằng đội Cự, có phải không ạ?
Toàn việc người sống. Tôi còn biết nói thế nào. Cái anh đội Bối cũng xa xôi
hoá thành thằng bơm xe rồi. Những kiểu cách ta đây cán bộ ra về hiểu biết,
đứng nói hấm hứ băm băm tay, tôi chẳng còn đâu điệu bộ dở dang ấy nữa.
Quên rồi, cả như chuyện Âm Phủ. Tôi không ngại, cũng chẳng ngượng với
tư Nhỡ. Dường như lại quen ngay. Ai cũng chỉ ưa nhớ lâu những cái dễ
chịu. Rồi vừa nhớ lại, vừa không muốn nhớ, như mê ngủ. Bây giờ rõ rằng
tư Nhỡ mời tôi đánh chán. Ừ, đánh chén. Thằng bơm xe đạp nhặt từng hào
giấy thì chỉ thèm đánh chén.
- Vào, vào uống chén nước đã.
Nhà tư Nhõ hai buồng, liền phòng trong, cái bếp đã được dênh ra ngay đầu
gian bán hàng, đây chỗ ngủ kê vừa chiếc giường một.
Trên mành mành che, buộc cái mạt to sơn kẻ đòng chữ xanh tròn quanh
theo khung: Hutte cent ans kèm chữ quốc ngữ hắc ín đen nhánh “Lều trăm
năm”.