Nhiều nhà khá giả sợ xanh mắt, đã xuống Hải Phòng đi Nam. Người ở lại
cũng mỗi người nói một cách khác, người ngóng đợi, người lo vu vơ.
- Cũng sẵn rồi nhưng cơm chẳng ra cơm đâu, mời anh đội ăn tạm.
Cô đơm bưng bày xuống mặt đát giữa nhà, lần lượt một nồi cơm, một cái
chảo trông nhờ nhờ như muối. Đơm xới một bát cơm gắp ram ấy cọng rau
sam đựt lên bát rồi đem vào xó nhà cho mẹ ngồi bốc ăn trong ấy.
Tôi hỏi vui:
- Cơm trộn kê hay sao mà vàng ngon thế?
- Vâng. Cám đấy ạ.
Rồi bác Điệc nhẩn nha kể: “Cả vùng này mùa vừa rồi nhốn nháo vì người
các nơi qua lại đổ về Hải Phòng. Các cụ đạo vào tận đây rủ người ta đi, chả
dưới xóm Đìa có người theo đạo mà. Ai đi đau thì cứ đi, chỉ chết con nhà
nông chúng tôi đi vay không thì cũng rối tinh lên chẳng cấy hái ra gì. Của
ăn được thì còn chơi vơi ngoài đồng. không biết rồi nhặt nhạnh thế nào, bây
giờ may lắm còn moi móc ra cái cám ăn cứu người”.
Hồi dự tổng kết trong Thanh rồi tôi về huyện Thiệu Hoá thực tập, ở nhà rễ,
ngày hai bữa toàn cám, bấy giờ được ăn cám còn phúc bảy mươi đời.
Thanh Hoá đã kiệt lực, đói to. Cả một vùng các huyện trên xưa nay ỷ vào
đạp nước Bái Thượng chỉ quen làm một vụ lúa, không biết làm mầu. Máy
bay Pháp bỏ bom phá vỡ đạp Bái Thượng. Người ta nói thằng Pháp chỉ
đánh dấn một năm nữa thì cả tỉnh chết đói hết. Ngoài chợ tỉnh cũng bày bán
trẻ con nhan nhản như bán chó. Tôi dự một cuộc đấu địa chủ. Có người rễ
bị đói đã lâu quá, đứng lảo đảo, hét một tiếng rồi lăn ra chết. Những đơn vị