trong Nam tập kết đóng quân dọc sông Mã. May được các chiến sĩ khu
Năm đem ra kinh nghiệm và giúp dân trông khoai, rau muống chống đói.
Các mảnh vườn, các cánh ruộng khô nẻ được cuốc lên, đánh luống chỉ hơn
một tháng đã được hái lá ăn. Rau muống luộc, rau lang rau muống phơi làm
lương khô và muối dưa, nấu lẫn cám nuốt tạm đợi mùa.
Tôi còn đem ra đây cái nhớ khủng khiếp về những bữa ăn cám. Có đến cả
phiên, mấy phiên chợ không đi ỉa được. Mình mẩy ngứa nổi mần da cóc.
Suốt đem bứt rứt, không tài nào chợp mắt. Sợ quá phải về bệnh viện tỉnh
xin thụt. Xuống đến chợ Rừng Thông, người ta mách ăn đu đủ xanh cũng
rửa ruột được. Thế mà hiệu nghiệm có lẽ như thụt. Bây giờ cơm lẫn cám
chắc ăn đỡ hơn dạo ấy. Cũng chưa biết thế nào, chỉ thấy từ ngày trận táo
bón tắc ruột, bụng tôi như chắc lại, thỉnh thoảng mới phải tào tháo đuổi. Mà
tối nay cũng chỉ nhấm nháp qua loa. Còn hai cái bánh đúc trong túi cơ mà.
Tôi ngồi xổm, cầm bát, định lùa luôn mấy đũa. Nhưng miếng cơm nguội
ngắt, răn như vôi vữa. Rồi từ từ nhai, tôi cũng tọng được hét bát rồi kiêu là
ăn trên chợ huyện còn lửng bụng.
Một nhoáng, cả nhà đã xong bữa.
Dần dà tôi được biết bác Diệc năm nay bốn mươi mốt. Cả đời chỉ quanh
quẩn trong làng chưa khi nào bước chân lên con đường cái bên kia sông.
Phải năm trời làm bệnh tả, bố mẹ chết cả. Còn trơ trụi có Diệc. Rồi bệnh
đạu mùa để lại cho bác Diệc những lỗ chỗ vết rõ hoa khắp mặt. lăn;óc nhà
này qua nhà khác. Diệc không thể nhớ được thuở tấm bé đứa trẻ chỉbb gào
khóc đòi ăn thì như thế nào, nhưng đến khi biết đi biết chạy, cũng là lúc
làm quen với cái thừng con trâu, cái liềm cắt cỏ, chiếc đòn gánh quảy nước
rồi chẳng bao lâu đã thông thạo mọi việc đồng áng. Những trận đi làm thuê
bị đòn đánh và cái đói; cái khổ nhục tháng ngày, làm sao nhớ được bao