“Nhưng có chuyện gì với cậu ta thế? Chuyện gì xảy ra?”
“Tôi chỉ biết thế thôi. Nghe này, đừng dính sâu vào. Ấn Độ là một quốc
gia rộng lớn. Chuyện này xảy ra suốt ấy mà. Cứ xen vào càng nhiều thì cậu
càng dễ bị cảnh sát làm phiền.”
Sau đó, tôi gọi đến Bệnh viện Dân sự. Nhưng nhân viên trực tổng đài
không biết gì chuyện này, và cũng không có phương tiện để chuyển cuộc gọi
đến phòng bệnh nhân.
Cả Anusha cũng thấy nhẹ lòng vì cậu ta được an toàn. Rồi nàng thông báo
kế hoạch ngày hôm ấy - đi săn lùng bộ bàn ăn. Bắt đầu là ở hàng lkea trên
phố Alexandra.
Chúng tôi đến Ikea tầm ba giờ, xem lướt bộ bàn ghế tiết kiệm không gian.
Một chiếc bàn ăn có thể gập làm tư và chuyển thành bàn uống trà - khá gọn
gàng.
“Anh muốn biết chuyện gì xảy ra với cậu doanh nhân hai lăm tuổi này,”
tôi lẩm bẩm.
“Rồi anh cũng biết thôi. Để cậu ta phục hồi đã. Chắc vì một trong các lý
do điên rồ của thanh niên - bị thất tình, điểm kém hoặc là ma túy thôi mà.”
Tôi không nói gì.
“Thôi nào, cậu ta chỉ gửi mail cho anh thôi. Địa chỉ của anh ở trên bia
sách. Anh đâu cần dính vào làm gì. Chúng ta lấy loại sáu hay tám đây?”
nàng chuyển đến bộ bàn ghế bằng gỗ sồi.
Tôi phản đối rằng chúng tôi hiếm khi có nhiều khách đến chơi nhà. Sáu
ghế là đủ.
“Hiệu suất sử dụng biên của hai chiếc ghế sẽ nhỏ hơn mười phần trăm?”
tôi nói.
“Đàn ông các anh chẳng được tích sự gì cả?” nàng đáp trả rồi chọn loại
sáu ghế.
Đầu óc tôi cứ lan man nghĩ về anh chàng doanh nhân.
Đúng, mọi người nói đúng. Tôi không nên dính líu vào. Nhưng thế giới có
bao nhiêu người, thế mà cậu ta lại gửi lời trăng trối cho tôi. Tôi còn làm gì