suốt hai tiếng liền và không tham gia cuộc thi bi đó nữa. Hai ngày tiếp theo
nó không đến tập. Mặc cảm tội lỗi của Ish biến thành nỗi ám ảnh. Ali chuẩn
bị sẵn màn xin lỗi - có lẽ do mẹ nó chỉ cho. Thằng bé chạm vào bàn chân
Ish
và nói xin lỗi vì đã xúc phạm thầy của mình. Ish ôm nó và tặng những
món quà. Ish bảo thà nó chặt tay mình còn hơn lại đánh thằng bé. Quá lâm
ly, nếu bạn hỏi thì quan điểm của tôi là thế. Vấn đề là Ali đã quay lại, lần
này nghiêm túc hơn, và Ish cũng dịu tính đôi chút. Kỹ năng chơi cricket của
Ali đã cải thiện, và những học sinh khác gợi ý chúng tôi đưa nó đến cuộc thi
tuyển cấp quận.
Ish phản đối ý tưởng này. “Không đời nào, bọn người tuyển mộ đó sẽ làm
hỏng thằng bé. Nếu bọn họ loại nó, nó sẽ thất vọng suốt đời. Nếu họ chấp
nhận nó, bọn họ sẽ bắt nó chơi những trận đấu vô bổ trong vài năm. Nó sẽ
đến các cuộc tuyển chọn, nhưng là cuộc tuyển chọn lớn - vào đội tuyển quốc
gia.”
“Thật ư? Mày tin nó sẽ vào được à,” Omi nói, chuyển cho chúng tôi món
sữa chua dầm, đựng trong cốc sắt, dành cho sau buổi tập.
“Nó sẽ là một cầu thủ mà Ấn Độ chưa bao giờ có,” Ish tuyên bố. Nghe
hơi điên, nhưng chúng tôi đã thấy Ali hạ gục những cầu thủ ném bóng giỏi
nhất, dù chỉ vài pha bóng thôi. Hai năm nữa và có lẽ Ish sẽ đúng.
“Đừng nói gì về tài năng của Ali nhé. Tao không tin ai hết.” Ish quệt sữa
chua dính trên râu mép.
***
“Xin lỗi cũng chẳng qua được kỳ thi đâu, Vidya. Nếu em học cuốn này thì
sẽ có ích đấy. Còn không thì chẳng có gì cả.” Tôi mở cuốn sách hóa học.
“Em đã thử rồi,” em nói, túm mái tóc đang để xõa hất ra sau lưng. Em
chưa tắm. Em đang mặc quần bó mà tôi nghĩ em đã mặc từ hồi mười ba tuổi
và chiếc áo phông màu hồng có dòng chữ “bà chúa tiên” hay gì đó. Làm sao
một phụ nữ trưởng thành lại mặc thứ quần áo có dòng chữ “bà chúa tiên”