BA SAI LẦM CỦA ĐỜI TÔI - Trang 130

“Phải cố quên chuyện xảy ra thôi,” Mama thở dài. “Ta chưa bao giờ

chứng kiến sự tàn phá như thế.”

“Chuyến đi của cậu thế nào?” Omi nói.

Mama vừa từ Bhuj về. “Cảnh khốn khổ diễn ra ở khắp nơi. Chúng ta cần

lập trại khắp Gujarat. Nhưng Parekh-ji có thể làm được bao nhiêu?”

Mama đã thức khuya nhiều đêm để dựng các lều cứu trợ tạm thời ở

trường Belrampur. Parekh-ji đã cho xe chở đến gạo, đậu và đồ cứu tế khác.
Mọi người cuối cùng cũng bắt đầu chuyển đến và tìm lại cuộc sống.

“Chúng ta sẽ đóng trại trong ba tuần nữa,” Mama nói với Omi, “và ta có

thể quay lại mục tiêu chính của mình, Ayodhya.”

Việc lập trại đã giúp Mama giành được nhiều ủng hộ ở trong khu vực

chúng tôi. Về mặt lý thuyết, bất cứ ai cũng cần tìm nơi nhờ nương náu. Tuy
nhiên, các gia đình Hồi giáo hiếm khi đến xin giúp đỡ. Dù họ đến, các quản
lý trại cũng phân phát thức ăn, nhưng nhấn mạnh rằng mọi người trong trại
đều là người Hindu. Dù hơi có phân biệt đối xử như vậy, con người mới của
tôi vẫn coi đó là một hành động cao cả.

“Mama, về số tiền cậu cho vay,” tôi quay sang ông, nhưng ông không

nghe tôi.

“Con trai ta sẽ đi cùng đến Ayodhya. Các cháu cũng nên tham gia,” ông

nói. Ông thấy khuôn mặt dè dặt của chúng tôi và nói, “ý ta là sau khi khôi
phục lại việc làm ăn.”

“Bọn cháu có thể giúp ở đây, Mama,” Omi nói. “Còn dự án nào khác sau

lần trại này không?”

“Ồ có chứ, chiến dịch một thìa đất,” Mama nói.
Chúng tôi bối rối.

“Chúng ta đến Ayodhya là có một lý do. Chúng ta sẽ dùng những túi cói,

rồi đổ đầy đất ở đó vào. Chúng ta sẽ đến nhà từng người Hindu ở Belrampur
và hỏi xem họ có muốn trong nhà mình có một thìa đất lấy từ nơi sinh ra
thần Rama không. Họ có thể đặt trong sân, bón cho cây hay làm bất cứ điều
gì. Ý tưởng tuyệt vời của Parekh-ji.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.