“Cuối cùng tao có thể thanh thản đi ngủ. Tao sẽ chiêu đãi ăn tối vì trận
hòa này,” Ish nói khi chúng tôi kéo cửa xuống.
“Hy vọng bọn trẻ lại ra công viên chơi,” tôi nói.
NGÀY 5
Sự kỳ vọng của con người đúng là vô độ. Trong khi hai ngày trước, chúng
tôi chỉ cầu mong có một trận hòa, thì khởi đầu ngày thứ năm lại dấy lên
niềm hy vọng mới. Laxman rời sân, ghi được 281 điểm, và mọi người trong
sân vận động đứng lên vỗ tay cổ vũ lượt đánh bóng mười một tiếng đồng hồ
của anh ta.
Đội trưởng Ấn Độ Ganguly đưa ra một quyết định bất ngờ. Sau một giờ
thi đấu của ngày hôm ấy, anh ta tuyên bố ngừng trận đấu với số điểm
657/7
. Nghĩa là đội Úc phải quay lại và đánh bóng. Và họ phải ghi được
384 điểm mới thắng.
“Ganguly có điên không? Quá mạo hiểm. Chúng ta nên chơi tiếp. Chấp
nhận hòa và kết thúc,” tôi nói.
“Có lẽ trong đầu anh ta toan tính khác,” Ish nói.
“Sao?” Omi gãi đầu.
Tôi cũng không chắc ý định của Ganguly. Ok, vậy chúng tôi đã gặp may
và tận dụng để đưa trận đấu đến một kết quả hòa. Nhưng tại sao đội trưởng
tuyên bố khi anh ta có thể chơi tiếp cho đến lúc hết thời gian? Trừ phi, dĩ
nhiên, anh ta muốn một quyết định. Đó là, một chiến thắng của Ấn Độ.
“Chắc là anh ta đang đùa. Chúng ta vừa phải chơi follow on. May mà ta
đã không thua ngay trong một lượt ném bóng. Giờ Ganguly lại nghĩ anh ta
có cơ hội ném bóng và loại những người Úc đó thật sao?” tôi nói.
Ish gật đầu khi một cầu thủ đánh bóng của đội Úc quay lại vạch đánh
bóng. Ganguly đã buộc đội Úc muốn thắng phải ghi được 384, một điểm số
thách thức - việc này khó nhưng vẫn có thể. Người Úc có thể chơi an toàn và
chấp nhận kết quả hòa, nhưng đấy không phải lối chơi của Úc.
“Này Ngài Toán, chuyện này đã bao giờ xảy ra chưa? Đã bao giờ xảy ra
chuyện bên phải chơi follow on cuối cùng lại thắng chưa?” Ish nói. Nó ra