gặp những người này, thì nó là người có tỉ lệ được ban phước cao nhất Ấn
Độ.
“Đồ ăn có tuyệt không?” Omi quay lại. Đồ ăn ở Gujarat bao giờ cũng
ngon. Nhưng người ta vẫn cứ hỏi câu đó mãi. Ish đưa món dimsum chay
cho Omi.
“Những người này là ai?” tôi lơ đễnh hỏi.
“Khá là đơn giản,” Omi nói. “Những người mặc áo màu nghệ là thầy tế
hoặc chức sắc tôn giáo trong thành phố. Còn mặc đồ trắng là người của đảng
phái chính trị. Tại sao mày không ăn dimsum?”
“Tao không thích đồ ăn Tàu,” Ish nói. “Thế Parekh-ji là ai?”
“À, ông ấy là người dẫn đường,” Omi nói. “Ông ấy nói như vậy cho
khiêm tốn. Còn thực ra, ông ấy đứng đầu ban quản lý một ngôi đền lớn. Ông
ấy còn rất quen biết các chính trị gia.”
“Vậy ông ta là giống lai, một thầy tu kiêm chính trị gia,” tôi suy luận.
“Mày tỏ ra tôn trọng hơn được không? Và cái áo phông này là sao hả
Ish?”
Mọi người yên lặng khi Parekh-ji đến giữa phòng. Ông ta mang theo cái
gối nhung màu đỏ, trông khá thoải mái. Ông ra hiệu cho mọi người ngồi
xuống thảm. Như một đàn cá, những người mặc áo màu nghệ tách khỏi
những người áo trắng, ngồi thành hai khu vực ngay ngắn.
“Chúng ta ngồi chỗ quái nào đây?” Ish nói khi quay sang nhìn tôi. Tôi
mặc chiếc áo phông màu xanh và không tìm được chỗ nào cho hợp. Bittoo
Mama níu khuỷu tay Omi và bảo chúng tôi vào ngồi cùng nhóm áo vàng
nghệ. Chúng tôi ngồi đó, trông như những nhân vật chính trong truyện chú
vịt xấu xí với thứ trang phục lệch lạc này. Bittoo Mama mang đến cho chúng
tôi ba tấm khăn màu vàng nghệ.
“Gì đây? Tao không...” tôi phản đối Omi.
“Suỵt... cứ quàng đi,” Omi nói và chỉ cho tôi cách quàng quanh cổ.
Parekh-ji ngồi trên chiếc gối thần kỳ diệu của ông ta. Gian phòng lặng
ngắt. Ish bẻ khớp ngón tay. Omi cau có nhìn nó. Mọi người nhắm mắt, trừ