BA SAI LẦM CỦA ĐỜI TÔI - Trang 55

tôi. Tôi nhìn quanh trong khi mọi người tụng kinh bằng tiếng Sanskrit. Một
phút sau họ tụng xong, và Parekh-ji bắt đầu bài diễn thuyết.

“Xin chào đón những người mộ đạo, chào mừng đến với ngôi nhà khiêm

nhường của tôi. Tôi đặc biệt chào đón nhóm người phía bên phải đây, họ đến
từ đền Sindhipur. Họ mới trở về sau đợt làm công ích ở Ayodhya trong vòng
hơn một tháng. Chúng ta hãy nghiêng mình cúi chào họ và mong được ban
phước lành.”

Mọi người cúi đầu chào nhóm sáu người mặc đồ vàng nghệ, tay cầm đinh

ba.

Parekh-ji tiếp tục, “Hôm nay cũng có một nhóm người trẻ tuổi. Chúng ta

rất cần họ. Cảm ơn Bittoo Mama, người đã mang họ đến. Bittoo đang cần
mẫn làm việc cho đảng. Ông ấy sẽ hỗ trợ ứng cử viên Hasmukh-ji ở cuộc
bầu cứ năm sau.”

Mọi người nhìn chúng tôi, gật đầu mỉm cười. Chúng tôi gật đầu đáp lại.

“Hỡi các tín đồ, đạo Hindu dạy chúng ta biết chịu đựng. Và chúng ta đã

chịu đựng rất nhiều. Nên chủ đề thảo luận hôm nay là ‘Chịu đựng bao nhiêu
là đủ? Người Hindu nên chịu nỗi đau đến mức nào?’”

Mọi người gật đầu. Đầu gối tôi đau đến tê dại do ngồi khoanh chân. Tôi

băn khoăn không biết có nên lập tức chấm dứt chịu đựng cơn đau bằng cách
duỗi chân ra.

“Kinh sách dạy bảo chúng ta không được làm tổn thương người khác,”

Parekh-ji nói. “Sách dạy chúng ta chấp nhận mọi niềm tin, dù cho những
niềm tin đó không chấp nhận chúng ta. Sách dạy chúng ta kiên nhẫn. Hàng
ngàn năm trước, các bậc thông thái đã nghĩ đến những giá trị tuyệt vời đó,
những giá trị vẫn còn phù hợp với ngày nay. Và hôm nay, các quý vị, những
con người vĩ đại sẽ truyền bá những giá trị này cho xã hội,” Parekh-ji nói,
chỉ về phía những thầy tế. Các thầy tế gật đầu.

“Cùng lúc ấy, các kinh sách cũng dạy chúng ta rằng không nên chịu đựng

sự bất công. Kinh Gita kêu gọi Arjun tranh đấu với cuộc chiến đức hạnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.