Là Trưởng ban văn hóa của thị trấn - cô Lưu Á Lệ. Trương Cổ hơi ngán,
nhưng chẳng thể làm gì khác, thị trấn này quá nhỏ, rất dễ nhận ra nhau.
Trương Cổ ngượng nghịu: “Tôi… tôi…”
Cũng không đợi Trương Cổ trả lời, Lưu Á Lệ đã tăng ga xe máy phóng vút
đi.
Không lâu sau đó, Trương Cổ phát hiện ra một điều mà dân thị trấn Tuyệt
Luân Đế không mấy ai để ý: bỗng dưng xuất hiện một bà già bới rác. Bà ta
khoảng hơn 60 tuổi, mặt đầy nếp nhăn, hai tay thô nháp, trông biết ngay là
sống rất gian khổ. Lần đầu tiên bà ta đến nhà Thiết Trụ mua vài thứ: giấy
báo cũ, lon bia, lon nước ngọt. Bà ta rút trong túi ra một nắm tiền lẻ nhàu
nát lem nhem. Bà mẹ Thiết Trụ nói: “Thôi, tôi không lấy tiền.”
“Thế sao được?”
“Là thứ bỏ đi, có đáng gì đâu? Bác không đến thu gom thì chúng tôi cũng
vứt rác mà thôi.”
“Thế thì xin cảm ơn bà.”
Dân thị trấn coi bà già này là người vùng khác, sống vất vả như thế, ai cũng
rất thông cảm. Về sau, nhà nào có giấy cũ, sắt phế liệu, giày dép cũ, dây
dợ… đều nhét vào túi nilon đặt ngoài cửa, chờ bà già đến đem đi, không ai
cầm của bà một xu.
Trương Cổ lặng lẽ theo dõi bà. Anh phát hiện ra rằng bà ta luôn có tâm
trạng nặng nề, thu mua phế liệu cũng vì ý đồ gì đó. Anh ngờ rằng đó chỉ là
một cách để bà ta công khai bản thân mà thôi.
Hôm nay Trương Cổ lại đi theo dõi bà ấy. Bà ta đẩy cái xe chứa đồ, xe kêu
cót két lọc cọc. Bà đi qua từng nhà, nhặt các túi phế liệu, miệng ê a rao: