người, đã trở thành chuyện của Thượng đế, làm cho không gian vũ trụ tràn
ngập nội dung của nó. Như đã được nói trong thánh ca vào dịp lễ Tin Lành,
Adams muốn trở thành Thượng đế và đã phạm sai lầm không trở thành
Thượng đế, còn ngày nay thì Thượng đế trở thành con người, để làm cho
Adams thành Thượng đế ("Thiên Chúa hoá người, đặng biến Adams thành
Thiên Chúa").
Seraphima nói tiếp:
- Tôi sẽ còn trình bày với cô đôi điều về chủ đề này. Nhưng bây giờ tôi
muốn nói ra ngoài một chút. Về phương diện quan tâm đến nhân dân lao
động, bảo vệ bà mẹ, đấu tranh chống thế lực đồng tiền, thì thời đại cách
mạng hiện nay là thời đại chưa từng thấy, đáng nhớ, với những thành tựu sẽ
còn lại rất lâu, mãi mãi. Còn về phần quan mệm đời sống, triết lý hạnh
phúc như cách diễn giải phổ biến hiện nay, thì không thể tin rằng nó được
nói một cách nghiêm túc, vì nó chính là tàn tích nực cười. Những câu nói
hoa mỹ ấy về các lãnh tụ và các dân tộc rất có thể đẩy ta lùi lại thời cựu
ước của các bộ lạc chăn nuôi và các tộc trưởng, giả dụ những câu nói ấy có
sức đảo lộn cuộc sống và đẩy lùi lịch sử lại hàng ngàn năm. May thay, điều
đó không thể có đượe.
Xin nói đôi lời về Kitô và Madelen. Không phải lấy từ chuyện trong Phúc
âm kể về Madelen, mà từ các bản kinh cầu nguyện trong tuần Thánh, hình
như vào ngày thứ ba hay thứ tư gì đó Nhưng tôi không nói thì tự cô cũng
thừa biết tất cả chuyện đó. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc cô nhớ lại, chứ tôi
không định lên lớp cho cô.
Như cô biết rõ, chữ "Thống khổ" theo tiếng Slavơ, trước hết có nghĩa đau
khổ, các nỗi đau khổ của Chúa, "Chúa tự nguyện tiến tới thống khổ" (Chúa
chấp nhận nỗi đau khổ tự nguyện). Ngoài ra, danh từ đó được sử dụng
trong tiếng Nga sau này với nghĩa các "tật xấu" và các "ham muốn", "Bắt
phẩm giá của linh hồn tôi làm nô lệ cho các ham muốn, là biến tôi thành
súc vật", "Bị đuổi khỏi thiên đường, hãy tiết chế các tật xấu để được trở lại"
v v… Có thể tôi hư hỏng, nhưng tôi không ưa những bài kinh đọc trước lễ
Phục Sinh theo hướng đấy, nói về việc tiết dục và hành hạ thể xác. Tôi luôn
có cảm tưởng rằng những bài kinh ấy thô thiển, vô vị, thiếu bản chất thơ