“Qua các giai thoại này, chúng ta thấy thần Tài đã thờ chung với Thổ
Địa không phải là trường hợp cá biệt của Nguyễn An Cư mà cả việc
được thờ dưới đất cùng với Thổ Địa như trường hợp ông Đồ Sáu Mới
miêu tả “suốt kiếp lòn trôn ghế”; và dường như công năng của vị gia thần
chủ về tiền tài này vẫn chưa thật sự tách khỏi tín lý phồn thực của Thổ
Địa (ông Địa) - một gia thần vốn có công năng phò trợ cho gia chủ được
mùa, giàu có.
“Cuối thế kỷ XIX, sự phân biệt giữa Thần Đất (Thổ Thần) và Tài
Thần vẫn chưa thực sự rõ rệt. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (xuất bản
1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ Thần và Tài Thần đều là
“Thần đất, thần giữ tiền bạc’’ (Tom II, tr 336). Sự nhập nhằng xem ra vô
lý này lại được thực tế công nhận: người ta thường thờ chung ông Địa và
thần Tài cùng một chỗ và cứ như là hai vị thần này là một cặp đôi không
thể nào tách rời được! Hiện tượng phổ biến này có nguồn gốc từ tín lý cổ
xưa về thần Đất - gọi là ông Địa, Thổ thần, Thổ địa... Vị thần này có hai
công năng: một là thần bảo hộ cho một diện tích đất đai nào đó (nền nhà,
vuông vườn, xóm ấp...); và hai là tín lý sinh sản (hoa màu, nông sản...)
của đất theo tín ngưỡng phồn thực. Nói cách khác Thổ địa cũng làm cho
chủ nhà phát đạt, giàu có (được mùa, bội thu...). Đó là tín lý của thời
nông nghiệp còn là hoạt động sản xuất chính yếu, nhưng về sau, kinh tế
hàng hóa phát triển, thương nghiệp càng lúc càng có vị trí quan trọng trong
hoạt động kinh tế thì tiền bạc, vàng là dấu hiệu của sự giàu có chứ
không phải “lúa thiên, ruộng mẫu” thì con người cần một hình tướng mới
chuyên trách cho việc phát tài: ông thần Tài. Nói tắt một lời: ông Địa,
thần Tài là hai mặt của một vấn đề. Ông Địa là lý, thần Tài là sự; và hai
ông thờ chung với nhau là “lý sự viên dung’’ của thời đại mà nông
thương còn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
“Nói tóm lại, dựa trên tài liệu thư tịch ít ỏi nêu trên, chúng ta thấy
rằng thần Tài được thờ tự từ