cuối thế kỷ XIX và đến đầu thế kỳ XX đã trở nên một gia thần phổ
biến và gần gũi với các “tín đồ” của mình. Điều này xem ra có phần phù
hợp với những biến đổi về kinh tế - xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, giai đoạn lịch sử mà nên kinh tế hàng hóa phát triển và phong trào
tranh thương đã được dấy lên bởi tầng lớp điền chủ tư sản Việt Nam, theo
đó nghề nghiệp doanh thương đã không còn bị đánh giá thấp như thời
phong kiến trước đó” (tr. 11-13).
Như ta đã biết, trước đó, ông thần Tài này được thờ bằng tranh vẽ và
dần phổ biến nhất là thờ bằng tượng. Có một điều thú vị là tượng này
được làm bằng nhiều “mẫu mã”, chất liệu khác nhau, không thống nhất,
màu sắc sặc sỡ trông đẹp mắt... thường được đặt ở chính phòng, mặt
hướng ra ngõ. Tượng ông thần Tài phổ biến đến nỗi, ngay cả tủ bán
thuốc lá bên lề đường, trên tủ kính người ta cũng chưng một ông. Và ông
thần Tài này cũng dễ tính, vui vẻ vì ta thấy chủ nhân đôi lúc còn “mồi”
cho một điếu lá đầu lọc cắm vào tay!
3. Mà muốn làm ăn, buôn bán thì phải có vốn, có tiền. Từ khi nước ta
đúc tiền thì đồng tiền cũng dần dần đi vào ca dao, tục ngữ. Nếu khảo sát
thì ta sẽ tìm ra những điều rất thú vị. Nay chỉ xin lướt qua. Có một loại
tiền không hề có thật, chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích nhưng đã đi vào ca
dao là đồng tiền “Vạn Lịch”. Chuyện rằng: Ngày xưa có một người lái
buôn giàu có tên Vạn Lịch, tính hay ghen, vợ là Mai thị. Ngày kia, một
người đánh giậm đến lại bên thuyền, xin thị một miếng trầu. Đang ngủ,
giật mình tỉnh giấc thấy vợ đưa trầu người khác, ngỡ là đôi bên có tình
ý nên y nổi ghen đùng đùng rồi thẳng tay đuổi vợ đi. Sau, Mai thị kết
duyên với người đánh giậm này. Ngày nọ, thấy đàn gà đến mổ thóc,
người đánh giậm lấy những thỏi vàng trong thúng khâu của vợ ném gà,
nhưng ném mạnh quá nên vàng văng luôn xuống sông! Mai thị chì chiết:
- Sao anh ngốc thế! Có biết vừa ném mất cái gì không?
Anh ta thật thà: