- Chả biết!
Mai thị càng điên tiết:
- Vàng đấy! Anh ta cười ồ:
- Báu gì! Khi bắt cá ở vũng kia tôi thấy thứ này nhiều lắm, nhưng
không biết làm gì nên vứt bỏ lại...
Nghe nói, Mai thị hối hả bảo chồng đưa đến nơi. Quả thật là vàng,
trên có khắc hiệu “Vạn Lịch”. Thị không ngờ đây là số vàng của người
chồng cũ, do một chuyến đi buôn gặp bão, đắm thuyền... Từ đó, họ trở nên
giàu có và được nhà vua phong cho chức quan thuế vụ. Ngày nọ, Vạn
Lịch đến nộp thuế, không ngờ người ngồi trước án là vợ cũ của mình!
Y xấu hổ quay về, làm giấy kê khai tài sản biếu cho Mai thị nói là chuộc
lỗi lầm ngày xưa rồi đâm cổ tự tử. Trước cái chết này, Mai thị cũng hối
hận, tâu vua xin lấy toàn bộ tài sản của Vạn Lịch đúc một loại tiền gọi là
tiền “Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho dân nghèo.
Qua câu chuyện này có một chi tiết cho ta biết đây là những đồng tiền
được đúc bằng vàng. Mà thật lạ, rầy vợ vì hiểu lầm, sau khi hiểu ra sự
việc phải tự tử thì ngày nay quả... chuyện hiếm có! Nếu căn cứ vào bảy cớ
“thất xuất” để rẫy vợ của thời xưa: không con; dâm dật, lười nhác;
không hiếu kính, chăm sóc cha mẹ chồng; ngoa ngoắt lắm điều; trộm cắp;
ghen tuông; có ác tật thì rõ ràng Mai thị bị oan nên Vạn Lịch mới có
quyết định như thế chăng? Trong dân gian đến nay vẫn còn lưu truyền:
Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng Anh tiếc công anh gắn bó với
cô nàng bấy lâu Bây giờ cô lấy chồng đâu?
Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng
Năm trăm anh đốt cho nàng Còn năm trăm nữa giải oan lời thề Xưa kia
nói nói thề thề