BẠCH THÁI BƯỞI - KHẲNG ĐỊNH DOANH TÀI NƯỚC VIỆT - Trang 17

Thật ra, dù Bạch Thái Bưởi mang họ gì đi nữa, thì điều ấy cũng không

quan trọng. Bởi ý nghĩa của đời người là ở chỗ ta làm được gì cho xã
hội, mang lại lợi ích gì cho cộng đồng chứ không phải ta mang họ gì, tên
gì.

Thuở mới bước chân vào đời, với vốn liếng tiếng Pháp đã được học,

Bạch Thái Bưởi xin làm thư ký cho hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng
Tiền. Lại có tài liệu cho rằng ông làm ký lục cho công sứ Bonnet, do đó
người đương thời gọi là Ký Bưởi, chi tiết này có lẽ hợp lý hơn. Làm
việc được một năm, năm 1894, ông chuyển sang làm thư ký ở một xưởng
máy thuộc hãng thầu công chánh. Với độ tuổi 20 đầy hăm hở, nhiệt tình
muốn học hỏi những điều mới lạ, ông đã chú tâm tìm hiểu về sự vận hành
máy móc, cách tổ chức nhân công và quản lý sản xuất theo mô hình của
người Pháp.

NỖI LÒNG

Một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức

tại Pháp. Đây cũng là năm tại Hà Nội, người Pháp bắt đầu xây dựng nhà
máy điện, nhà máy nước và nước đá – tất nhiên chỉ người Pháp được
sử dụng, còn dân bản xứ thì chưa thể. Bấy giờ, Thống sứ Bắc Kỳ muốn
chọn một người Việt thông minh, lanh lợi, giỏi tiếng Pháp để giới thiệu
sản phẩm của gian hàng xứ Bắc Kỳ. Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử
của công sứ Bonnet.

Sang Pháp, chàng trai Việt mới 21 tuổi đã thật sự kinh ngạc trước sự

văn minh, tiến bộ của họ. Bấy giờ phái đoàn đi sứ của quan Phụ chính
Nguyễn Trọng Hợp mới vừa mới quay về nước. Sau chuyến đi này, vị
chánh sứ luôn đau đáu về vận nước có làm tập Thơ đi sứ Tây. Ở lứa tuổi
đã ngoài 60, cụ nhìn thấy nước Pháp với hình ảnh: “Bốn phía xe cộ chạy
trên các đường phố, tung bụi thành một làn sương hồng. Hàng đoàn du
lịch đi lại bất tận không ngừng. Sự bất tận làm cho bầu không khí nóng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.