của chàng trai thành phố Cảng là tìm hiểu công nghệ sản xuất mà người
Pháp đang giữ bí mật. Vì vậy mỗi lúc chủ đi vắng, chàng tranh thủ lấy
sách viết về kỹ thuật sơn ra đọc và ghi chép cẩn thận. Sau khi nắm vững
các nguyên lý cơ bản của việc chế tạo, chàng càng quyết tâm đi vào nghề
này. Đến lúc hãng sơn đổi qua chủ khác, chàng liền nộp đơn xin nghỉ.
Biết chàng là người tích cực trong công việc, lại biết kỹ thuật nên chủ
mới thương lượng trả lương cao hơn gấp nhiều lần để giữ chân. Từ bậc
lương mỗi tháng 30 đồng nay tăng vọt lên 100 đồng, nhưng chàng vẫn
cương quyết từ chối. Thấy thái độ kỳ quặc của con, bà mẹ rầu rĩ, thở
ngắn than dài:
- Chao ôi! Không biết ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào đây, cơm
không ăn mày lại đi ăn cám!
Nghe vậy, người con giàu nghị lực, ý chí làm giàu chỉ mỉm cười. Vẫn
cương quyết xin nghỉ việc. Chàng bàn với sáu người em bán đi tài sản lớn
nhất trong nhà là chiếc xe đạp để lấy vốn kinh doanh. Nhờ dũng cảm như
thế, về sau Nguyễn Sơn Hà “không ăn cám” mà đã trở thành một trong
những doanh nhân “có máu mặt” trên thương trường.
Còn Bạch Thái Bưởi sau khi nghỉ việc, sẽ làm gì? Đây cũng là câu hỏi
mà trước lúc chia tay, Jean đã hỏi. Ông vẫn lễ phép:
- Thưa, tôi đã chọn đường đi của tôi. Jean mỉa mai:
- Tao chúc mày thành công, tìm được đường đi.
- Vâng, đường đi ở dưới chân tôi, tôi đã nhìn thấy. Tôi sẽ đi bằng đôi
chân của tôi.
Ngoài sân vẫn chập chờn bóng nắng. Đâu đó có tiếng chim reo trên
vòm lá. Bước ra khỏi hãng thầu công chánh, chàng họ Bạch thấy nhẹ
người, vấn đề còn lại là con đường nào đang mở ra trước mắt anh đây?
Vẫn gió, nắng và chim reo trên vòm lá nhỏ...