báo cáo quan trọng ngày 22.3.1897, gửi Bộ Thuộc địa Pháp. Trong đó có
hai điều đáng chú ý:
- Điều thứ 3: Xây dựng thiết bị kinh tế to lớn cho Đông Dương, như
xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông đào, bến cảng...
những thứ cần thiết cho việc khai thác xứ sở Đông Dương.
- Điều 4: Đẩy mạnh sản xuất và thương mại của Đông Dương bằng
cách phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của
người bản xứ”.
Kế hoạch này muốn thành công, thì trước mắt phải tập trung toàn bộ
lực lượng quân sự đàn áp các cuộc nổi dậy của bọn “nổi loạn”. Mà ở cái
xứ sở lạ lùng này, đối phương không bao giờ khuất phục. Nay bại trận, thì
ngày mai họ lại xuất hiện với với kinh nghiệm dày dạn hơn... Với lối
đánh du kích, chủ yếu dựa vào địa hình địa vật thì họ như những bóng
ma, thoắt ẩn thoát hiện khiến người Pháp rất mỏi mệt và hao tổn nhiều
binh lực. Paul Doumer suy nghĩ rất nhiều về điều này và khẳng định:
“Phải hoàn thành công cuộc bình định xứ Bắc Kỳ; bảo đảm an ninh vùng
biên giới Bắc Kỳ”.
Một trong những kế hoạch tiến hành ngay là thực hiện các tuyến
đường sắt. Với phương tiện vận chuyển này, người Pháp có thể huy động
binh lính, vũ khí với số lượng lớn nhất và hành quân nhanh nhất để bình
định các cuộc nổi dậy của người bản xứ. Hơn nữa, khi đường sắt đến đâu
thì dân cư tụ tập làm ăn theo dọc tuyến đường ngày một nhiều. Những nơi
ấy sẽ không còn là chốn khỉ ho gà gáy, mà đối phương có thể lén lút
lui tới. Chúng sẽ dựng lên những đồn bót kiên cố nhằm cô lập, khống
chế phạm vi hoạt động và đẩy đối phương phải lùi vào rừng núi, vào nơi
rừng thiêng nước độc sâu hơn nữa...
Điều này vô cùng quan trọng. Một khi người dân bản xứ còn nổi dậy,
giành tự do và quyền sống bằng bạo lực thì các tuyến đường vận chuyển
và tiếp tế cho quân đội không dễ dàng hoàn thành. Trước đây, chúng đã