Nam) của Edmond Nordemann in năm 1898. Lật vài trang, và con mắt của
ông dừng lại rất lâu ở trang 286.
A! Tại sao ta không dám đầu tư vào việc làm mới mẻ này nhỉ? Lỡ có
thất bại? Bất quá cũng trở lại với hai bàn tay trắng như cái thời mới vào
đời kiếm sống là cùng chứ gì? Hồi đó, chỉ với mớ kiến thức, một số vốn
ngoại ngữ còn kiếm được đồng ra đồng vào; chứ bây giờ sau lưng còn có
vợ, bên cạnh còn có lão Thịnh tận tụy giúp đỡ thì sợ gì thất bại? Nghĩ
thế, ông đọc lại những trang viết ấy một lần nữa. Đó là những trang
mà ông giáo học Edmond Nordemann viết về Tín dụng, lợi tức và cho
vay nặng lãi.
Những vấn đề này, không phải ai cũng hiểu một cách rành rẽ. Với
Bạch Thái Bưởi là một sự gợi ý cho hướng làm ăn mới. Tại sao mình
không bước sang lĩnh vực tín dụng? Rõ ràng, so với nhiều người thời
bấy giờ trong làm ăn còn dựa vào kinh nghiệm, thì ông còn biết tiếp thu
thêm một nguồn tri thức từ sách nữa.
Từ sự gợi ý trong trang sách ấy, Bạch Thái Bưởi quyết tâm lao vào
một hướng đi mới. Suy nghĩ ấy đã làm ông khoái chí và mỉm cười. Nụ
cười chưa tắt trên môi, bỗng có người đột ngột đội mưa bước vào. A! Lão
Thịnh.
Kể cũng lạ. Đã tin vào ai, Bạch Thái Bưởi tin đến cùng. Không bao giờ
ông có thái độ “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Lúc nào cũng trước sau như
một. Nhờ vậy, những ai đã được ông chọn làm bạn, làm người cộng sự
thì họ một bụng một dạ với ông. Nhưng để được ông chọn làm người
tâm phúc, người đó phải qua thử thách của ông, nhiều lúc cũng oái oăm.
Thuở còn khai thác gỗ làm tà-vẹt, do không chịu đựng nổi gian khổ, phần
nhớ vợ nhớ con nên lão Thịnh xin nghỉ việc. Nghe tin này, ông thoáng
bàng hoàng vì trăm công ngàn việc đang bề bộn như thế, không có lão
Thịnh thì sao đây? Ai giữ két, tính toán thu chi?
Vào lúc nửa khuya, ông đến gặp lão Thịnh và trầm tĩnh: