BẠCH THÁI BƯỞI - KHẲNG ĐỊNH DOANH TÀI NƯỚC VIỆT - Trang 38

hầu coi như một cái chuyên quyền của bọn Khách. Ngay cả chính phủ
cũng yên trí rằng người Nam không thể nào kinh lý được một việc khó
khăn phiền phức như việc vay cầm đồ. Nếu lúc mới đầu ông ra lĩnh trưng
ai cũng lấy làm kinh ngạc và không ai có bụng tin. Không những bọn
Khách, mà chính quan sở tại cũng cố ý ngăn trở cho ông không làm
được. Nhưng dù ai mưu mô gì mặc lòng, ông vẫn đứng vững, mà công
việc trong tay ông lại thịnh vượng hơn trước nhiều”.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở Bạch Thái Bưởi không phải tự nhiên

mà có, như một bản năng sinh tồn. Nếu chỉ như thế, ông không thể đủ sức
đi hết một chặng đường dài. Làm sao có thể bền lòng nếu cạnh trạnh ấy là
bột phát nhất thời? Chỉ khi tự ý thức, thì công cuộc cạnh tranh để tồn tại
mới hình thành một chiến lược lâu dài, có bài bản. Bạch Thái Bưởi có
được ý thức này do nhiều lý do, nhưng lớn nhất vẫn là do tác động của
thời cuộc. Nói cách khác, chính biến động thời cuộc đã trang bị cho ông
một vũ khí mới từ trong nhận thức.

Đó là sự tiếp thu Tân thư.

Chương 4. ĐÓN GIÓ CANH TÂN

Bạch Thái Bưởi đi nhiều, suy nghĩ nhiều và học được rất nhiều từ kho

tàng tri thức của nhân loại. Vì thế, kiến thức của ông quản đại hơn nhiều
người đương thời chỉ biết đóng khung trong những nhận thức hủ lậu. Và
ông cũng chính là một trong những người chủ động khơi dòng cho làn gió
mới này thổi mạnh vào Việt Nam.

“TÂN THƯ” TỈNH THỨC

“Văn hóa một khi đã vào sâu đại chúng cũng tác động như một sức

mạnh vật chất”. Bạch Thái Bưởi và nhiều nhà tư sản dân tộc Việt Nam
đầu thế kỷ XX ý thức rất sâu sắc điều này, bởi bản thân của họ cũng
trưởng thành từ căn bản của một nền văn hóa mới. Đó là sự ảnh hưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.