cụ Nguyễn An Khương mở khách sạn Chiêu Nam lầu ở Sài Gòn; cụ
Trần Chánh Chiếu lập Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho, lập Nam Kỳ Minh
tân Công nghệ theo phương thức cổ đông...
Dù vậy, nhưng cốt cách của người từng dùi mài kinh sử ở cửa
Khổng sân Trình vẫn là một trở ngại. Chẳng hạn, nhà nho Đỗ Chân
Thiết và Phương Sơn mướn thuyền về Hải Dương, Thái Bình mua gạo chở
lên Hà Nội bán. Dù đi buôn nhưng hai cụ vẫn giữ vẻ quan cách đĩnh
đạc, vẫn áo xuyến, khăn lượt chỉnh tề, thỉnh thoảng còn ngâm nga đôi
câu thơ vịnh “trăng, hoa, tuyết, nguyệt”! Thuyền đậu ở bến Cột Đồng Hồ
(Hà Nội), có mấy o xinh đẹp xuống hỏi mua. Nhưng khi nhìn thấy trong
khoang thuyền nào là tráp khảm, sách vở mấy pho, treo vài câu đối đỏ
với nét chữ phượng múa rồng bay nên tưởng các nhà nho đùa, mấy o liền
ù té chạy. Hai cụ gọi hết hơi nhưng cũng chẳng ai tin!
SỰ HỌC
So với các nhà nho, sự tiếp thu và vận dụng Tân thư của Bạch Thái
Bưởi có phần thuận lợi hơn, vì ông là người Tây học, người từng có
nhiều kinh nghiệm đã tích lũy trên thương trường, đã từng cọ xát làm ăn,
buôn bán trong thực tế... Nhờ những yếu tố này, năm tháng đã chứng minh
Bạch Thái Bưởi đã trở thành một mẫu doanh nhân điểnhình nhất thời bấy
giờ.
Điển hình nhất, vì từ đây ông đã suy nghĩ về sự học, sự làm giàu dưới
một góc độ khác hẳn. Học, không phải để thi đậu ra làm quan mà nhằm mở
mang tri thức, có tri thức thì mới cứu được nước; làm giàu không phải chỉ
bo bo cho riêng mình mà phải vì lợi ích lâu dài của cộng đồng...
Ít ai biết rằng, dù đã nay trong tay hàng chục vạn bạc, đang tất bật với
công việc ở hiệu cầm đồ tại Nam Định, nhưng Bạch Thái Bưởi vẫn quan
tâm đến thời cuộc, ông không đứng ngoài hoạt động:
Trường Nghĩa Thục đứng đầu dạy dỗ