14.11.1901.
Do nhận thức mới về công việc kinh doanh nên Bạch Thái Bưởi nắm
được thời cơ và đã đi “một bước” trước người khác. Nhờ đó, ông trở nên
giàu có. Sự giàu có của ông hoàn toàn không phải do
“ăn may”, mà có cơ sở từ một sự tính toán, từ tư duy của một người
nắm bắt được sự thay đổi của thời cuộc. Nói cách khác, ông đã biết “ăn
theo thuở, ở theo thời”, chứ không câu nệ vào các giá trị cũ đã lỗi thời.
Thiết tưởng cũng không thừa, khi ta nhắc lại một chi tiết có liên quan
đến Bạch Thái Bưởi. Rằng sau khi ngưng thầu thuế chợ như ta đã biết, ông
là người Việt Nam đầu tiên ở miền Bắc thừa tiền để sắm... xe hơi vào năm
1913!
Tài liệu trên báo báo Phụ nữ Tân văn số 207 (ra ngày 6.7.1933) cho
biết: “Xe hơi làm quen với vựa lúa Đông Dương trước nhứt là hiệu
Clément rồi mới tới các hãng: Peugeot, Comtal, Griffon, Cottereau, Bolide,
Panhard, Aleyon, Darracq, Diérich, Richard, De Dion, Berliet, Foullaren,
Saving, Zidel... Như bạn đọc đã biết, kể từ năm 1907 Sài Gòn có xe hơi
trước tiên. Trung Kỳ có xe hơi năm 1913. Người sắm xe trước nhứt là
ông Nguyễn Văn Đương ở Thanh Hóa. Bắc Kỳ có xe hơi cũng vào năm
1913, mà người sắm xe trước nhứt là ông Bạch Thái Bưởi ở Hà Nội”.
Chi tiết nhỏ này cho thấy Bạch Thái Bưởi lúc ấy đã là người giàu sụ.
Với phương tiện hiện đại nhất thời ấy, ông đã có thể di chuyển nhanh
chóng từ Nam Định - Thanh Hóa - Hải Phòng - Hà Nội... để điều hành
công việc chung.
Nếu cho rằng, Bạch Thái Bưởi chỉ chăm bẵm làm giàu cho riêng mình
thì chưa đúng. Việc làm giàu này thoạt đầu dù có nghĩ đến hay không,
thì chính hiệu quả công việc đã đem lại lợi nhuận ngoài dự kiến của ông.
Bởi, ông làm giàu không nghĩ đến cho riêng mình mà còn vì cộng đồng
nữa. Đây mới chính là cách làm giàu chính đáng và lâu bền. Một bằng
chứng hùng hồn là ông đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ đến những