Tiếng vỗ tay vang lên rào rào. Giọng hát điêu luyện và chất chứa
nhiều cảm xúc nhất vẫn là lão Nhị, người từ thuở nhỏ đã lang thang
kiếm sống ở chợ Nam Định. Dù mù, nhưng lão có trong tay một đám đệ tử
kiếm sống theo nghề này. Bạch Thái Bưởi đã chiêu dụ “băng nhóm”
của lão về, trả công cho từng người mỗi tháng vài hào. Nếu khách thương
tình ném cho vài xu trong chiếc nón tơi thì họ được giữ riêng. Cách cư xử
này khiến họ cảm động và đem hết sức mình để cất lên tiếng hát như ru
lòng người. Tiếng lành ngày một đồn xa. Ai mà không thấy ngây ngất khi
nghe lời ca tiếng hát huê tình, ngọt ngào:
Chung lưng một chuyến thuyền tình
Sông bao nhiêu nước ta thương mình bấy nhiêu
Chúng anh đây đứng mũi chịu sào Sông ngang gió tạt, anh bẻ vào càng
mau Khuyên em đừng tính trước lo sau
Còn lưng còn vốn, ta nên giàu có phen Khuyên em đừng tủi phận hờn
duyên Có tài, có sắc ta lên tiên có lần
Rồi ra xé lụa may quần
Đây loan đấy phượng, ta quây quần lấy nhau...
Có những bài học thuộc lòng trong giáo trình của trường Đông Kinh
Nghĩa Thục, ông cũng khéo léo chọn những đoạn có thể phổ biến công
khai để giao bọn hát xẩm. Nhiều khách đi tàu đã rưng rưng, bùi ngùi khi
nghe giọng ca kêu gọi kín đáo mà không kém phần da diết:
Đã sinh cùng một giống nòi
Cùng trong đất nước là người đồng thân
Phải coi ruột thịt cho gần