BẠCH THÁI BƯỞI - KHẲNG ĐỊNH DOANH TÀI NƯỚC VIỆT - Trang 79

Nam thuở ấy, do nhiều lý do, kể cả lý do bấp bênh về đời sống chính trị
khiến nhiều người không dám đầu tư lâu dài. Nhưng Bạch Thái Bưởi lại
nghĩ khác.

Nguồn thợ dồi dào này sẽ cùng công nhân cũ của Bạch Thái công ty

sẽ làm nên nhiều “kỳ tích” đáng nể khác.

SỨ MÊNH BÌNH CHUẨN

Có lẽ cho đến lúc cuối đời, không chỉ lực lượng công nhân mà ngay

cả ông Bưởi, lão Thịnh, ông Chấn..., thậm chí các kỹ sư người Pháp
cũng không thể lý giải tại sao nước Nam ta lại có người thông minh, tài trí
đến thế. Đó là trường hợp quản đốc Nguyễn Văn Phúc. Ông Phúc
chưa từng học chuyên môn ở trường nào cả, chỉ là chân đốc công mà
lên, nhưng mọi việc trong nhà máy chỉ một tay ông chỉ huy.

Trước đây, năm 1913, khi khách hàng ủng hộ Bạch Thái Bưởi ngày

càng nhiều, những tàu cũ kỹ không đủ sức vận chuyển hết thì ông đã có
sáng kiến tân trang, tự nối dài thêm những chiếc thuyền cũ vừa mua được.
Ông chỉ huy nối dài tàu Bái Tử Long, bằng cách cắt đôi tàu rồi nối vào
khúc giữa một khúc dài 7,8m. Sau thành công này, năm 1917, ông lại
cho nối dài tàu Yên Bái thêm 7m; năm 1919 tiếp tục nối dài tàu Phố Lu
thêm 7,2m nữa. Giữa các vết nối này, các tay thợ đã làm khéo đến nỗi
không ai có thể phát hiện được. Có hành khách ngớ người khi bước xuống
tàu quen thuộc, cứ tưởng xuống nhầm.

Nay, ông Phúc còn làm thêm những chiếc tàu mới, tự tay ông vẽ

kiểu. Nhiều mẫu mã khi đưa cho kỹ sư người Pháp xem, họ đều cho là mới
quá, bạo quá nhưng khi thực hiện đều thành công mỹ mãn. Ông đã cho làm
mới tàu Đinh Tiên Hoàng, là tàu bánh xe bằng sắt, trọng tải 100 tấn,
sức mạnh 200 mã lực; tàu Gia Long cũng là tàu bánh xe bằng sắt, cũng
mã lực như vậy nhưng trọng tải tăng gấp đôi. Sự tính toán chi ly về kỹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.