Khi nhắc đến Bình Chuẩn, lập tức những người yêu sử nhớ đến một
nhân vật kiệt xuất có tư tưởng đổi mới triệt để dưới triều Tự Đức là Đặng
Huy Trứ. Ông là người có công đưa nghề nhiếp ảnh vào trong nước và
cũng là người đầu tiên mở hiệu ảnh tại Việt Nam. Sau khi thi đậu ra làm
quan, ông được nhà vua tin cậy giao nhiều trọng trách. Chính ông được
triều đình nhà Nguyễn giao nhiệm vụ cải trang thành người Thanh đi
Hương Cảng dò thám thực lực của người phương Tây. Tại đây, ông đã thu
thập tài liệu để viết kỹ thuật vận hành của máy hơi nước. Về nước, ông
chỉ huy đóng “Mẫn thỏa khí cơ đại đồng thuyền” – là chiếc tàu chạy bằng
máy hơi nước đầu tiên dưới triều Tự Đức. Đối với một người theo Nho học
mà có được tinh thần nhạy cảm với cái mới như thế thật đáng quý, đáng
trân trọng biết chừng nào. Sau những chuyến công cán, ông đã dâng lên
vua Tự Đức bản “Công cuộc tự cường tự trị ở nước ngoài” mà ông đã
nhọc công tìm hiểu, nhận xét và ghi chép lại. Nếu vua tôi trong triều
nghiêm túc đọc và rút ra những kinh nghiệm cần thiết để áp dụng thì hay
biết bao nhiêu. Rất tiếc, đọc xong văn bản này, Tự Đức chỉ phê mấy chữ
“Chuyển nội các lưu giữ”(!). Năm 1866, khi được cử làm Biện lý bộ Hộ,
Đặng Huy Trứ đã có sáng kiến xin nhà vua thành lập Ty Bình Chuẩn tại
Hà Nội. Có thể ghi nhận đây là một biện pháp tích cực dưới triều Nguyễn
nhằm chấn chỉnh công thương nghiệp nước nhà. Ty này có nhiệm vụ kinh
doanh buôn bán, gầy dựng tài chính cho quốc gia; mở nhiều hiệu buôn
(như Lạc Thanh, Lạc Sinh, Lạc Đức Điếm...) ở Hà Nội; giao lưu hàng
hóa giữa miền xuôi và miền ngược; khai thác mỏ ở Thái Nguyên; động
viên sĩ phu mở đồn điền vừa sản xuất nông nghiệp vừa luyện quân; sản
xuất thiếc ra nước ngoài...
Là thế hệ sinh sau đẻ muộn, Bạch Thái Bưởi chia sẻ với sự ra đời của
Ty Bình Chuẩn là vì mục đích lo cho dân, cho nước và ông cũng rất tâm
đắc câu nói bất hủ của người có sáng kiến thành lập: “Làm ra của cải
là một đạo lý lớn, không thể coi thường”. Chao ôi! Tiền nhân sống
cách ta hàng mấy mươi năm trước còn có suy nghĩ như thế, thật đáng kính
phục biết chừng nào! Và chiếc tàu thủy chạy biển xuyên Việt đầu tiên của