ở, nhà kính lạnh và ấm. Một nhóm ba người thợ khác bới tìm lòng đất: dân
ở Pôtvrki mách cho chúng tôi biết rằng ở Kuriajê có một đường ống nước từ
hồi còn các thầy tu. Quả thực có một bể chứa nước lớn xây trên sân thượng
gác chuông, và dưới chân tháp chúng tôi đã đào được khá dễ dàng các ống
dẫn nước.
Trong hai ngày cái sân đã ngập đầy những ván dỗ, vỏ bào, giầm nhà, và các
đường hầm hô xẻ dọc xẻ ngang; thời kỳ xây dựng lại, theo nghĩa thực dụng
của chữ đó, đã bắt đầu.
Chúng tôi không cải thiện được mấy tí những điều kiện ở sạch cho dân
Kuriajê, nhưng nói cho thực thì chính chúng tôi cũng ít tắm rửa. Từ sáng
tinh mơ, Sêlaputin và Xôlôviep vác thùng xuống cái suối “nhiệm mầu” ở
chân đồi, nhưng trong khi chúng còn đang leo sườn núi dốc đứng, làm tung
tóe cả những giọt nước quý báu, thì chúng tôi đã chạy đến nơi làm việc cả
rồi, bọn trai đã ra đồng và các thùng nước nằm đó vô ích cho nước nóng
dần lên giữa các bức tường nung nấu của câu lạc bộ thiếu niên. Về các
khoản vệ sinh khác, tình trạng cũng kém cỏi như thế. Đội mười của
Zaïtsenkô đã đánh bài liều chạy sang phe chúng tôi, phá cả mọi kế hoạch
sắp xếp, đến đóng ở phòng chúng tôi và ngủ ngay trên mặt sàn, quấn chăn
của chúng. Tuy đội phó gồm toàn những đứa trẻ xinh xắn và ngoan ngoãn,
nhưng chúng đã đem theo sang cho chúng tô không biết mấy mươi đời chấy
rận.
Đừng về phương diện những vấn đề sư phạm thế giới thì đó không phải là
một tai họa lớn lắm, nhưng chị Liđa bé nhỏ và chị Ekatêrina Grigôriepna cứ
khẩn khoản yêu cầu chúng tôi nên hết sức tránh đến thăm các chị trong
phòng các chị, và khi gặp trường hợp phải đến thăm thì làm thế nào càng ít
dùng đến đồ đạc càng tốt, đừng đến gần các bàn, giường các đồ vật khác dễ
bắt chấy rận. Chính các chị ấy phòng bị ra làm sao và vì đâu các chị xét nét
chúng tôi gay gắt đến thế, tôi thực cũng khó nói, bởi vì các chị hầu như cả
ngày không rời khỏi phòng ngủ của các trẻ nuôi, các chị đến đấy để tìm
hiểu cho sáng tỏ nhiều mặt sinh hoạt xã hội ở Kuriajê, theo một chương
trình điều tra riêng của tổ chức Kômxômôn.