Giáo lý chủ yếu của cái tên giáo ấy là thế này: trong những điều kiện sùng
kính và ân cần săn sóc như thế đối với thiên nhiên, cái cá tính cộng sản chủ
nghĩa tất nhiên phải nảy nở từ cái khí thể nói đó. Sự thực thi trong hoàn
cảnh thiên nhiên thuần túy, chỉ thấy mọc lên những cái gì có thể tự nhiên
mọc lên thôi, nghĩa là thứ cỏ dại bình thường ở ngoài cánh đồng, song cái
đó chẳng khiến ai lấy làm điều hết, vì những nguyên tắc và tư tưởng được
chư vị nhà giời vô cùng coi trọng. Những ý kiến phản bác của tôi cho rằng
thứ cỏ dại lượm được như vậy không thích hợp với những dự án nói trên về
cá tính cộng sản chủ nghĩa, đều bị gọi là chủ nghĩa thực dụng thông tục, và
khi người ta muốn nhấn mạnh thực chất tôi như thế nào, thì người ta nói:
- Makarenkô là một người thực hành giỏi, nhưng hắn ta chẳng hiểu mấy tí
về lý luận;
Người ta cũng nói đến kỷ luật. Cơ sở của lý luận trong vấn đề này căn cứ
vào mấy chữ: “kỷ luật tự giác” mà người ta thường gặp thấy trong Lênin.
Đối với bất cứ người nào có lương tri thì mấy chữ đó bao hàm một chân lý
đơn giản, dễ hiểu và cần thiết trong thực tế: kỷ luật phải gắn liền với sự hiểu
biết rằng nó là tất yếu, hữu ích, bắt buộc và có ý nghĩa giai cấp. Trong lý
luận sư phạm thì lại không phải là như vậy; kỷ luật không phải là nảy sinh
ra từ kinh nghiệm xã hội, cũng không phải từ hoạt động thực tiễn của một
tập thể đồng chí, mà nảy sinh từ sự tự giác thuần túy, từ một tín niệm lý trí
trần trụi, từ cái thần khí của linh hồn, từ tư tưởng. Rồi các nhà lý luận lại đi
xa hơn nữa và quyết định rằng cái “kỷ luật tự giác” sẽ chẳng có giá trị gì
hết, nếu nó được hình thành do ảnh hưởng của người lớn. Như vậy nó
không phải là một kỷ luật tự giác chân chính nữa, mà là sự rèn cặp, thực
chất như vậy là cưỡng chế cái thần khí của linh hồn. Cái mà ta cần phải có
không phải là kỷ luật tự giác mà là “kỷ luật tự ngã”. Cũng theo đúng như
vậy, bất cứ một tổ chức nhi đồng nào cũng là vô ích và nguy hiểm, mà cần
thiết là cái “tổ chức tự ngã”.
Trở về cái xó hẻo lánh của tôi, tôi bắt đầu ra công suy nghĩ. Tôi suy luận
như thế này: hết thảy chúng ta đều biết rất rõ ta cần phải giáo dưỡng con