BÀI CA SƯ PHẠM - Trang 197

chúng có bắt đầu được cấu thành thì lại bị các ông thanh tra giáo dục, không
ngớt bị thuyên chuyển, cứ luôn luôn phá hủy đi, mà động cơ khiến các ông
làm như vậy lại là những lý do rất đáng khen. Vì thế nên bọn “con nít” của
khoa giáo dục xã hội vẫn cứ sống mà không hề ngờ rằng không những có
truyền thống lâu “hàng thế kỷ”, mồ còn có cả đến truyền thống chỉ mới lâu
được có một năm thôi.

Sau khi chinh phục được ý thức của bọn trẻ Kuriajê, tôi có thể gần gũi thân
mật với chúng hơn và tin tưởng chúng hơn. Song như thế vẫn chưa đủ.
Muốn thu được thắng lợi thật sự, từ nay tôi cần phải có kỹ thuật sư phạm.
Trong lĩnh vực kỹ thuật ấy tôi thấy mình cũng cô độc như năm 1920, mặc
dầu không đến nỗi dốt nát một cách đáng buồn cười như năm đó. Phải hiểu
sự cô độc này theo một nghĩa riêng. Ở trong lòng tập thể các giáo viên cũng
như ở trong lòng tập thể của bọn trẻ, tôi đã có được những tay giúp sức đắc
lực, dựa vào họ tôi có thể mạnh dạn làm những công việc phức tạp nhất.
Song tất cả những cái đó đều là việc ở trên mặt đất.

Ở trên trời và ngay gần bên, trên đỉnh ngọn núi “Ôlanhpơ sư phạm” kia,
mọi thứ kỹ thuật sư phạm trong lĩnh vực giáo dục nhất thiết đều bị coi là tà
giáo.

“Ở trên trời” đứa trẻ được coi như là một sinh vật chứa đầy một khí thể
thành phần như thế nào đấy, mà người ta cũng chẳng buồn nghĩ tới đặt ra
một cái tên cho khí thể ấy nữa. Vả chăng, đó cũng vẫn chỉ là chuyện cái
linh hồn theo kiểu cũ nọ, mà các sử đã đồ từ lâu đề ra lý. Người ta giả định
(giả thiết lao động) rằng cái khí thể cách xử ấy có một năng lực phát triển tự
động, chỉ cốt sao đừng làm trở ngại nó là được. Người ta đã viết nhiều cuốn
sách về vấn đề ấy, nhưng tất cả kỳ thực đều nhắc lại những châm ngôn của
Rutxô:

“Hãy nên sùng kính tuổi thơ...”

“Hãy nên e sợ làm trở ngại thiên nhiên...”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.