1. Những người cũng nhóm có nghĩ là anh ta làm việc tích cực không?
Chính xác thì những người cùng nhóm nghĩ anh ta đã dành bao nhiêu giờ để
làm việc cho đề án?
2. Ðóng góp của anh ta có tính sáng tạo như thế nào?
3. Những người cùng nhóm thấy dễ hay khó làm việc với anh ta? Anh ta
có tinh thần đồng đội không?
Như tôi vẫn luôn chỉ rõ, đặc biệt là với điểm “3”, những gì mà người
cùng nhóm nghĩ, thực chất là một đánh giá chính xác rằng làm việc với bạn
dễ dàng như thế nào.
Những biểu đồ cột nhiều màu rất đặc thù. Tất cả sinh viên đều biết họ
đứng ở đâu trong tương quan với bốn mươi chín sinh viên khác.
Các biểu đồ cột cùng các mẫu phản hồi khác, đặc biệt có bao gồm các
đề nghị giúp làm tiến bộ, như: “Hãy để mọi người kết thúc câu của họ, khi
họ đang nói.”
Hy vọng của tôi là, sẽ có nhiều sinh viên nhìn những thông tin này và
nói, “Ôi trời, mình phải ghi nhận điều này.” Đó là những phản hồi khó có
thể bỏ qua, nhưng một số ít người vẫn không hề quan tâm tới chúng.
Có một khóa giảng, tôi để sinh viên đánh giá từng người một theo cùng
phuơng pháp, nhưng chỉ cho sinh viên biết họ thuộc nhóm một phần tư nào.
Tôi nhớ cuộc nói chuyện với một sinh viên bị những người khác cho là đặc
biệt khó chịu. Cậu ta thông minh, nhưng quá chủ quan ngộ nhận về mình,
nên không mảy may biết mình được nhìn nhận ra sao. Cậu ta xem số liệu,
thấy mình bị xếp ở nhóm một phần tư thấp nhất và không hề băn khoăn.
Cậu ta hình dung, nếu bị xếp vào nhóm 25% thấp nhất, thì cậu ta phải ở
mức 24 hay 25% (chứ không phải thuộc 5% đáy). Do đó trong ý nghĩ, cậu
ta thấy mình gần thuộc nhóm 25% cao hơn. Như vậy cậu ta xem mình
“không xa mấy với nhóm 50%” có nghĩa là, bạn bè thấy cậu ta cũng không
sao cả.