thể thấy được sự tôn trọng sâu sắc mà chúng tôi dành cho nhau, và rất xúc
động vì chúng tôi đã nhất định sống trọn vẹn những ngày cuối cùng có
nhau. Nhưng bà cũng nói không phải trách nhiệm của bà để cân nhắc xem
tôi có nên thưc hiện bài giảng hay không. “Anh phải tự quyết định việc
này.” – bà nói, và động viên chúng tôi hãy thực sự lắng nghe nhau để có thể
đưa ra quyết định đúng đắn cho cả hai người.
Do tính trầm lặng của Jai, tôi biết mình cần trung thực xem lại những
động cơ của bản thân. Tại sao buổi thuyết trình này lại quan trọng đối với
tôi như vậy? Có phải đó là một cách để nhắc nhở tôi và mọi người rằng tôi
vẫn còn sống? Ðể chứng tỏ tôi vẫn còn dũng khí để làm việc? Có phải đó là
sự thôi thúc gây chú ý để khoe khoang một lần cuối? Câu trả lời là đúng đối
với tất cả. “Một con sư tử bị thương muốn biết nó có còn gầm nổi không.” -
tôi nói với Jai. - “Đó là phẩm giá và lòng tự trọng, không hẳn giống như
tính kiêu căng.”
Ngoài ra cũng còn một việc nữa. Tôi phải bắt đầu coi bài giảng là một
phương tiện cho tôi bước vào tương lai mà tôi sẽ không bao giờ được thấy.
Tôi nhắc Jai về tuổi của các con: năm, hai và một. “Xem này.” - tôi nói.
- “Với năm tuổi, anh chắc Dylan lớn lên sẽ có vài ký ức về anh. Nhưng, nó
sẽ thật sự nhớ được bao nhiêu? Em và anh, mình còn nhớ những gì lúc
mình năm tuổi? Liệu Dylan có nhớ anh đã chơi với nó như thế nào, hay nó
và anh đã cuời đùa với nhau về những gì? Chắc là sẽ rất mơ hồ.”
“Còn với Logan và Chloe thì sao? Chắc chúng sẽ chẳng có ký ức nào
cả. Hoàn toàn không. Nhất là Choloe. Và anh có thể nói với em rằng, khi
các con lớn thêm, chúng sẽ trải qua giai đoạn có nhu cầu bức thiết phải hỏi
em: ‘Ai là cha của con? Cha con là người như thế nào?’ Bài giảng này có
thể cho chúng một câu trả lời.” Tôi nói với Jai là sẽ đảm bảo để Carnegie
Mellon ghi hình buổi thuyết trình. “Anh sẽ có một đĩa hình cho em. Khi các
con lớn hơn, em có thể cho chúng xem. Nó sẽ giúp chúng hiểu anh là ai và
anh yêu quý những gì.” Jai nghe tôi, rồi đặt câu hỏi rất hiển nhiên. “Nếu