BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG - Trang 14

anh có những điều cần nói với các con, hoặc những lời khuyên nhủ chúng,
sao không dùng máy quay để ghì hình ngay ở nhà?”

Có thể cô đã thuyết phục được tôi. Hoặc có thể không. Như con sư tử

sống trong rừng, nơi ở thiên nhiên của tôi vẫn là trong khuôn viên đại học,
trước mặt các sinh viên. “Một điều anh đã học được” - tôi nói với Jai. - “Là
sẽ chẳng thiệt hại gì khi những điều cha mẹ nói với con cái được thêm
người ngoài phê chuẩn. Nếu cử tọa của anh tán thưởng và vỗ tay đúng lúc,
thì sẽ góp thêm sức nặng cho những gì anh muốn nói với các con.”

Jai cười với tôi, người đàn ông đang chết dần của cô, và cuối cùng đã

chấp thuận. Cô biết tôi ao ước tìm cách để lại một di sản cho các con. Vâng.
Có lẽ bài giảng này sẽ là một phương cách để làm điều đó.

Và như vậy, với đèn xanh của Jai, tôi đã có một thách thức trước mặt.

Làm thế nào để biến bài giảng hàn lâm thành thứ tiếng dội, vang vọng đến
các con tôi trong một thập kỷ hay lâu hơn nữa?

Tôi không muốn bài giảng tập trung vào căn bệnh của mình. Trường

thiên bệnh tình của tôi là như vậy, và tôi đã trải nghiệm nó. Tôi không muốn
đưa ra tranh luận, ví như, tôi đã đương đầu với bệnh tật ra sao, hoặc nó đã
cho tôi những viễn cảnh mới nào. Nhiều người có thể trông đợi một bài
thuyết trình về cái chết. Nhưng nó phải nói về sự sống.

---

“Cái gì khiến tôi trở nên độc đáo?”

Ðó là câu hỏi tôi thấy buộc phải đề cập. Trả lời câu hỏi đó sẽ giúp tôi

hình dung mình cần nói những gì. Ngồi cùng Jai chờ kết quả xét nghiệm

trong phòng đợi ở Johns Hopkins

[4]

, tôi nói những suy nghĩ của mình với

cô.

“Ung thư không làm anh thành độc đáo.” - tôi nói. Không phải tranh cãi

gì vể điều này. Mỗi năm, hơn 37.000 người Mỹ bị mắc bệnh ung thư tụy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.