BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 12

những con chim khổng lồ để bay trên trời. Nhưng một trận cuồng phong có
thể tàn phá trong một giờ một thành phố mất công xây cất hằng thế kỷ, một
băng đảo có thể lật đổ hoặc phá vỡ một lâu đài nổi và đưa hằng ngàn du
khách xuống đáy biển. Chỉ cần thiếu mưa là cả một nền văn minh bị chôn
vùi dưới cát, như ở trung bộ Á châu; chỉ cần mưa tầm tã là cả một nền văn
minh sẽ bị chết nghẹt trong rừng già như ở Trung Mĩ. Nhiệt độ trung bình ở
các miền trù mật hiện tại chỉ cần lên hai mươi độ

[13]

là chúng ta sẽ lâm vào

cảnh u mê man dại. Trong khí hậu bán nhiệt đới, một nước có nửa tỷ người
có thể sinh sôi như kiến nhưng sức nóng tàn hại có thể khiến họ luôn luôn
bị các toán dân hiếu chiến ở những vùng khí hậu lành mạnh hơn chinh
phục.

Qua nhiều thế hệ con người đã càng ngày càng chế ngự được trái đất,

nhưng rồi con người cũng sẽ chỉ là một nắm xương khô trong lòng đất.

Địa lý học là khuôn đúc, đồng thời cũng là mẹ nuôi và kẻ trừng phạt lịch

sử. Sông hồ, ốc đảo và đại dương thu hút người tới sinh cơ lập nghiệp ở
ven bờ, vì nước là mạch sống của cơ thể và của thành phố, và cung cấp
những đường vận tải và mậu dịch ít tốn kém. Ai Cập là “tặng vật của sông
Nil”, và vùng Mésopotamie đã xây dựng biết bao nền văn minh kế tiếp
“giữa hai dòng sông”

[14]

và dọc theo các chi nhánh. Ấn Độ là con đẻ của

sông Indus, sông Brahmapoutre và sông Gange. Trung Hoa sống được mà
cũng điêu đứng vì các con sông lớn

[15]

thường đi lang thang (như chúng ta)

ra khỏi lòng sông, đưa phù sa mầu mỡ vào miền lân cận. Ý Đại Lợi đã tô
điểm cho các thung lũng sông Tibre, sông Arno và sông Po. Nước Áo phát
triển dọc sông Danube, Đức dọc theo sông Elbe và sông Rhin, Pháp dọc
theo sông Rhône, sông Loire và sông Seine. Petra và Palmyre được các ốc
đảo trong sa mạc nuôi dưỡng.

Khi dân Hi Lạp trở nên quá đông, họ lập nghiệp ven bờ Địa Trung Hải

“như ếch ở ven bờ ao”

[16]

và dọc theo Pont Euxin tức Hắc Hải. Suốt trong

2000 năm – từ trận Salamine (480 trước T.L.) tới trận đại bại của hạm đội
bách chiến bách thắng Y Pha Nho (1588)

[17]

– bờ bể phía bắc và phía nam

Địa Trung Hải là những trung tâm tranh giành ngôi thứ của dân da trắng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.