BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 43

độ tư bản hay cộng sản. Ngày nghỉ không phải là “ngày lễ” nữa mà là ngày
“khỏi phải làm việc mà vẫn ăn lương”. Rạp hát nào cũng đông nghẹt, và
ngay ngày chủ nhật nữa, giáo đường cũng vắng tanh. Trong các gia đình
anglosaxon, tôn giáo là một tập tục xã hội và một thứ mặt nạ tiện lợi; trong
các gia đình công giáo ở Mĩ, nó được tôn trọng, nhưng trong giới trung và
đại tư sản Pháp và Ý, tôn giáo là “một đặc tính phụ của nữ tính”

[52]

. Có cả

ngàn dấu hiệu chứng tỏ rằng Ki Tô giáo suy tàn y hệt tôn giáo Hi Lạp sau
khi xuất hiện bọn ngụy biện trong “thế kỉ ánh sáng” của Hi Lạp.

Thiên chúa giáo sở dĩ còn tồn tại là vì nó gợi óc tưởng tượng, niềm hi

vọng và giác quan của con người, nhờ thần thoại của nó an ủi kẻ nghèo,
làm cho đời sống của họ đẹp lên, và cũng vì sức sinh sản mau chóng có tính
cách bắt buộc (?) của tín đồ lần lần chiếm lại được khu vực bị mất trong
cuộc Cải cách tôn giáo. Thiên chúa giáo đã bỏ cái ý dụ dỗ giới trí thức và
càng ngày càng mất ảnh hưởng do sự tiếp xúc với giáo dục và văn chương
thế tục, trái lại nó thu phục được một số tâm hồn chán ngán những thay đổi
bất thường của lí trí, và những tâm hồn hi vọng rằng Giáo hội sẽ ngăn được
sự hỗn loạn và làn sóng cộng sản.

Nếu một thế chiến thứ ba tàn phá nền văn minh phương tây, tới nỗi các

thị trấn lớn tiêu tan hết, mọi người đều khốn cùng, khoa học cũng không
còn, thì rất có thể, như năm 476, Giáo hội sẽ là niềm hi vọng duy nhất, cơ
quan chỉ đạo duy nhất của những kẻ sống sót sau đại tai biến đó.

Một trong những bài học của lịch sử là tôn giáo có nhiều đời sống và vẫn

thường tái sinh. Đã bao lần rồi, Thượng đế và tôn giáo đã chết để rồi từ
đám tro tàn lại sống lại! Akhenaton

[53]

dùng tất cả quyền hành của một

Pharaon (vua Ai Cập thời cổ) để diệt sự thờ phụng thần Amon; ông ta chết
năm trước thì năm sau sự thờ phụng đó được tái lập. Thời Thích Ca còn trẻ,
thuyết vô thần hoành hành ở Ấn Độ, và chính ngài đã thành lập một “tôn
giáo vô thần”; khi ngài tịch, Phật giáo tạo ra một thần học phức tạp, gồm đủ
thần, thánh và một địa ngục. Triết học, khoa học và sự giáo dục làm cho
đền miếu ở Hi Lạp mất hết thần, nhưng sự trống rỗng đó thu hút cả tá tôn
giáo phương Đông có rất nhiều thần thoại về sự phục sinh. Năm 1793,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.