Hébert và Chaumette hiểu lầm Voltaire
mà dựng ở Paris một đền thờ nữ
thần Lí trí; một năm sau Robespierre sợ cảnh hỗn loạn và chịu ảnh hưởng
của Rousseau, lập đền thờ Đấng Tối cao; năm 1801, Napoléon, giỏi về sử,
kí một điều ước Hòa thân với Giáo hoàng Pie VII, thế là trả lại Thiên Chúa
giáo cho nước Pháp. Thế kỉ XVIII của Anh là thế kỉ vô tín ngưỡng
nhưng qua triều đại Nữ hoàng Victoria
nhiên thỏa hiệp với nhau: Quốc gia chịu duy trì, chu cấp cho Giáo hội
Anh
và các giới trí thức chịu giấu thái độ hoài nghi của họ; bù lại Giáo
hội phải phục tòng Quốc gia và bọn tăng đồ Anh phải kính cẩn phục vụ
giới quí tộc trong giáo khu. Ở Hoa Kì, chủ trương duy lí của các vị lập
quốc, qua thế kỉ XIX nhường bước cho phong trào phục sinh tôn giáo.
Suốt dòng lịch sử, người ta nhận thấy phong trào thanh giáo nghiêm khắc
và phong trào tà ngụy, vô tôn giáo, tác động lẫn nhau, thay phiên nhau,
nghĩa là cứ sau một thời ức chế giác quan và thị dục thì lại tới một thời
phóng dục. Xét chung thì tôn giáo và chủ trương nghiêm khắc thắng vào
những thời luật pháp bất lực, và luân lí phải lãnh nhiệm vụ giữ trật tự xã
hội; còn chủ nghĩa hoài nghi và phong trào tà ngụy xét chung thì phát đạt
khi luật pháp và chính quyền mạnh lên, Quốc gia có thể để cho Giáo hội,
gia đình, luân lí suy vi mà không hại gì lắm cho sự bền vững của Quốc gia.
Ở thời đại chúng ta, sức mạnh của Quốc gia hợp với các sức mạnh kể trên
[khoa học, kĩ thuật, tinh thần tự do hoài nghi], gây nên sự suy đồi về tín
ngưỡng và luân lí, mà sự tà ngụy lại tự nhiên phát triển. Có thể rằng sự
phóng túng của chúng ta sẽ gây nên một phản ứng mới; có thể rằng sự hỗn
loạn về luân lí sẽ làm cho tôn giáo phục hồi; có thể rằng, như ở Pháp sau
cuộc đại bại năm 1870
. Người ta sẽ thấy những người theo chủ nghĩa vô
thần, gởi con vô học các trường Thiên Chúa giáo để chúng được kỉ luật của
tín ngưỡng rèn cho. Chúng ta hãy nghe lời kêu gọi năm 1866 của triết gia
chủ trương bất khả tri Renan:
“Chúng ta nên vui mừng về cái tự do mà với tư cách con của Thượng
Đế, chúng ta được hưởng, nhưng phải coi chừng, đừng a tòng, làm cho đạo
đức suy giảm đi mà sẽ nguy hại cho xã hội nếu Ki Tô giáo suy tàn. Không