Florence; nhờ kĩ nghệ và thương mại ở Nuremburg phát đạt, nên tỉnh đó
mới sinh được họa sĩ lớn nhất của Đức: Durer [1471-1528]. Cách mạng
Pháp phát sinh không phải vì Voltaire đã viết những tác phẩm phúng thích
rất hay, và Rousseau đã viết những tiểu thuyết tình cảm, mà vì các giai cấp
trung lưu đã chiếm được địa vị quan trọng nhất trong đời sống kinh tế, cần
được tự do về pháp luật để xí nghiệp của họ có thể hoạt động được và họ
muốn có một địa vị về xã hội và chính trị xứng với sự quan trọng thực sự
của họ.
Marx không hề bảo rằng cá nhân luôn luôn bị quyền lợi kinh tế thúc đẩy;
ông ta không khùng đến nỗi nghĩ rằng vì những lí do vật chất mà
Abélard
yêu nàng Héloise, Phật Thích Ca thuyết pháp hoặc thi hào
Keats
làm thơ. Nhưng có lẽ ông đã đánh giá quá thấp vai trò của các
động cơ không phải là kinh tế trong hành động của quần chúng: Vai trò của
lòng tín ngưỡng cuồng nhiệt trong những đạo quân Hồi giáo hoặc Y Pha
Nho chẳng hạn; vai trò của lòng ái quốc mãnh liệt trong hàng ngủ quân đội
của Hitler hoặc trong các đội “thần phong” (Kamikaze) của Nhật Bản; vai
trò của sự cuồng loạn tập thể, như trong các cuộc bạo động của Gordon
ở Londres từ mùng hai đến mùng tám tháng sáu năm 1870, hoặc trong các
cuộc tàn sát từ mùng hai đến mùng bảy năm 1872 ở Paris. Trong những
trường hợp ấy, động cơ của hạng cầm đầu (hạng này thường ở trong bóng
tối) có thể là một nguyên nhân kinh tế, nhưng hậu quả tùy thuộc một phần
lớn vào sự cuồng nhiệt của đám đông. Trong nhiều trường hợp quyền hành
chính trị hoặc võ bị hiển nhiên là nguyên nhân chứ không phải là hậu quả
của các hoạt động kinh tế; chẳng hạn trường hợp đảng Bôn-sơ-vich lật đổ
Nga hoàng năm 1917, hoặc trường hợp các cuộc đảo chính của quân nhân
xảy ra thường trong lịch sử các nước Nam Mĩ. Ai dám bảo rằng người
Maure
chiếm Y Pha Nho, người Mông Cổ chiếm Tây Á, hoặc người
chiếm Ấn Độ vì kinh tế của họ mạnh hơn? Trong tất cả những
trường hợp đó, những dân tộc nghèo lại tỏ ra mạnh hơn những dân tộc giàu;
họ thắng lợi về quân sự mà có được quyền hành về chính trị, rồi quyền