sau thế nào thì mặc”
. Thành thử công lao của giới quí tộc không đủ
miễn tội cho họ khi họ nắm hết quyền hành và đặc quyền, áp bức, bóc lột
dân chúng, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới cái lợi dài hạn, khi
họ đui mù ương ngạnh cố giữ những thủ tục của tổ tiên, làm cho sự tiến hóa
của quốc gia chậm lại, khi họ hi sinh biết bao nhân mạng tài sản vào cái trò
chơi của các “ông lớn”, tức cái trò chiến tranh vương thống hoặc chiến
tranh chiếm đất. Lúc đó, những kẻ bị hi sinh đoàn kết nhau lại, nổi loạn;
bọn tân phú gia liên kết với bần dân để lật đổ bọn cầm quyền ích kỉ làm cho
quốc gia ngưng trệ; máy chém làm rơi hàng ngàn đầu quí tộc, và chế độ
dân chủ lên thay thế, cũng lại tỏ ra bất lực trong việc trị nước.
Lịch sử có chứng minh rằng các cuộc cách mạng thật là cần thiết không?
Không phải ngày nay người ta mới đặt câu hỏi đó. Luther đã cả gan đoạn
tuyệt với Giáo hội Thiên chúa, trong khi Erasme chỉ muốn kiên nhẫn tuần
tự cải cách tôn giáo thôi; Charles James Burke
của truyền thống chứ không muốn tạo ra những thuyết mới, chế độ mới.
Trong vài trường hợp, có những chế độ vừa lỗi thời vừa cứng nhắc, bất di
bất dịch, cơ hồ phải dùng tới bạo động để lật đổ, như trường hợp của Nga
năm 1917. Nhưng thường thì sự phát triển về kinh tế có một áp lực mỗi
ngày mỗi mạnh đủ thay đổi một chế độ mà chẳng cần phải nhờ tới cách
mạng. Hoa Kì có một cuộc cách mạng nào đâu mà cũng thành quốc gia chủ
yếu trong phần thế giới nói tiếng Anh. Cuộc Cách mạng Pháp đưa giai cấp
tư sản kinh doanh lên thay giai cấp quí tộc chủ điền; nhưng nước Anh ở thế
kỉ XIX cũng đạt được kết quả đó mà không phải đổ máu, xã hội không phải
xáo trộn. Đột nhiên đoạn tuyệt với quá khứ tức là khêu gợi sự cuồng loạn,
nó thường xảy ra sau một cuộc khích động chém giết đột phát. Sức khỏe
tinh thần của cá nhân nhờ sự liên tục của kí ức, thì sức khỏe tinh thần của
một tập thể cũng vậy, phải nhờ vào sự liên tục của truyền thống; trong cả
hai trường hợp đó, sự gián đoạn mất liên tục sẽ gây một phản ứng về thần
kinh, như thành phố Paris trong các cuộc tàn sát tháng chín năm 1792.
Một nước giàu có là nhờ sản xuất nhiều, khéo giao hoán, chứ không nhờ
sự tích lũy (của cải nào, tích lũy lâu thì cũng hư hại, mất mát); nhờ sự tin