BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 69

mấy trăm mạng và tịch thu tài sản của họ. Trong các tiểu bang Hi Lạp vốn
kình địch nhau, các gia đình giàu có liên kết ngầm với nhau để giúp đỡ lẫn
nhau mà đương đầu với các cuộc nổi loạn của bọn bình dân. Giai cấp trung
lưu cũng như giai cấp phú hào bắt đầu nghi kị chế độ dân chủ, cho nó là
chế độ của bọn nghèo ghen ghét bọn giàu; rồi chính bọn nghèo cũng hết tin
chế độ dân chủ vì quyền bầu cử bề ngoài có vẻ cho mọi người bình đẳng,
nhưng thực ra không che đậy được sự bất bình đẳng rất tàn nhẫn về tài sản.
Càng ngày càng mất tinh thần vì cuộc giai cấp đấu tranh đó, khi bị vua
Philippe ở Macédoine

[105]

xâm lăng năm 338, dân tộc Hi Lạp hoàn toàn

chia rẽ cả về nội bộ lẫn trên phương diện quốc tế; nhiều người Hi Lạp
phong lưu cho rằng bị xâm lăng như vậy còn hơn là bị một cuộc cách
mạng. Vì vậy mà chế độ dân chủ Athènes bị chế độ độc tài của Macédoine
thay thế.

Theo Platon, các chính thể diễn tiến từ chế độ quân chủ qua chế độ quí

tộc, rồi dân chủ, sau cùng là độc tài; luật đó cũng được lịch sử La Mã minh
chứng. Trong hai thế kỉ thứ ba và thứ hai trước tây lịch, một chế độ quí tộc
La Mã thi hành một chính sách ngoại giao và tạo một đạo quân có kỉ luật
để xâm chiếm và bóc lột các nước chung quanh Địa Trung hải. Bọn quí tộc
chia nhau của cải chiếm được, còn bọn đại tư sản làm giàu quá độ nhờ
thương mại phát triển. Dân các nước bị chiếm: Hi Lạp, các nước Cận đông
và Ả Rập bị bắt đưa về Ý để làm nô lệ trong các điền địa (Latifundia) mênh
mông của La Mã; những người Ý trước kia làm ruộng, [bây giờ thất nghiệp
vì có bọn nô lệ đó] ùa ra các thị trấn, do giai cấp vô sản tăng lên, sinh sản
mau, hóa ra bướng bỉnh, gây gổ, và Caius Gracchus năm -123 phải xin
chính phủ mỗi tháng phát chẩn lúa cho họ. Tướng lĩnh và tổng trấn ở tỉnh
về

[106]

, rương đầy nhóc của cải họ cướp bóc của dân để tiêu dùng và tặng

giai cấp thống trị; số người triệu phú rất đông; trước kia chỉ bọn có nhiều
đất mới có quyền hành chính trị, nay bọn có nhiều tiền thay thế họ; các
đảng phái kình địch nhau, tranh nhau bỏ tiền ra mua chuộc ứng cứ viên và
cử tri; năm -53, chỉ một nhóm cử tri được đút lót 10.000.000 sesterce

[107]

.

Và tới khi thiếu tiền thì vẫn còn cách khác là giết: Có những công dân bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.