phiếu bậy bị đánh đập tới chết, còn nhà cửa thì bị đốt. Chưa bao giờ thời
Thượng cổ có một chính quyền giàu như vậy, mạnh như vậy mà thối nát
như vậy. Bọn quí tộc dựa vào Pompée để giữ quyền thống trị; bọn bần dân
đứng về phía César, lần này thắng bại không do tiền nhiều hay ít nữa mà do
may rủi của chiến tranh; César thắng và thành lập chế độ độc tài nhân dân.
Bọn quí tộc ám sát ông ta, nhưng rốt cuộc cũng phải nhận sự độc tài của
Auguste, vừa là cháu [gọi César bằng ông chú hay ông bác], vừa là con rể
của César. (-27). Thế là chế độ dân chủ sụp đổ, chế độ quân chủ được phục
hưng. Cái vòng kể trên của Platon đã khép lại.
Mấy thí dụ cổ điển đó cho phép ta suy luận rằng chế độ dân chủ thời
thượng cổ bị chế độ nô lệ, thói tham tiền vụ lợi, và chiến tranh làm cho bại
hoại từ căn bản, nên không đáng mang cái danh dân chủ; nó không cho ta
dược một ý niệm đúng về một chính quyền nhân dân. Ở Hoa Kì, chế độ dân
chủ có nền móng rộng hơn. Nó đã được hưởng hai di sản của Anh: Luật
anglo-saxon từ hồi Đại Hiến chương
đã bênh vực công dân chống với
Chính phủ; và đạo Thệ phản (Tin Lành) đã mở đường cho tự do tín ngưỡng
và tư tưởng. Cuộc Cách mạng Hoa Kì không phải chỉ là một cuộc nổi loạn
của dân thuộc địa chống mẫu quốc ở xa, mà còn là cuộc nổi dậy của giới tư
sản bản xứ chống lại giới quí tộc ở Anh qua. Nhờ nhiều đất còn trống và
nhờ một pháp chế rất sơ sài, cuộc nổi loạn hóa dễ dàng và mau thành công.
Những người làm chủ khu đất họ trồng trọt đó, và chỉ bị thiên nhiên hạn
chế thôi, tự tạo lấy hoàn cảnh sinh hoạt cho mình, nên có được cái căn bản
kinh tế cho sự tự do và chính trị; tư cách, tính khí của họ đâm rễ trong lòng
đất. Chính những người như vậy đã bầu Jefferson làm tổng thống, ông này
cũng hoài nghi ngang Voltaire và cách mạng không kém Rousseau. Một
chính quyền can thiệp rất ít vào việc dân, làm cho sinh lực cá nhân được
giải phóng để biến đổi hẳn Hoa Kì: từ một miền hoang vu thành một cõi
thiên đường cho hạng theo chủ nghĩa duy vật; từ thân phận một đứa con bị
bảo hộ của châu Âu thành ra kình địch và giám hộ cho châu Âu. Sự cô lập
ở thôn quê
khiến cho cá nhân được tự do, và sự cô lập của quốc gia, hai
bên có hai đại dương che chở, bảo đảm cho sự tự do và sự an ninh của Hoa