BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 75

ấy tới cực độ; đồng thời người ta không ngớt tuyên bố hoài rằng mình chỉ
muốn hoà bình.

Sự khiêu động, điều lí tinh thần bài ngoại ấy chỉ xảy ra trong những cuộc

xung đột tầm thường nhất; ở châu Âu người ta ít khi dùng tới cách đó từ
những chiến tranh tôn giáo ở thế kỉ XVI tới những chiến tranh của cuộc
Cách mạng Pháp thế kỉ XVIII. Trong khoảng thời gian đó, dân chúng các
nước lâm chiến được tự do tôn trọng nền văn minh của nhau; Pháp đánh
nhau với Anh mà người Anh vẫn được đi lại thong thả trên đất Pháp; trong
chiến tranh bảy năm [chiến tranh giữa Anh, Phổ và Pháp, Áo, Nga: 1756-
1763] người Pháp và đại đế Fréđérick [vua Phổ, bạn thân của Voltaire] vẫn
tiếp tục ngưỡng mộ lẫn nhau. Ở thế kỉ XVIII và XIX, chiến tranh là sự
xung đột giữa các quí tộc (tức các vua chúa), chứ không phải là giữa các
dân tộc

[115]

. Tới thế kỉ XX, do sự cải thiện các phương tiện giao thông,

chuyên chở, cải thiện khí giới và các cách tuyên truyền nhồi sọ, mà chiến
tranh thành sự xung đột giữa các dân tộc, chẳng những chiến sĩ ở mặt trận
mà cả thường dân ở hậu tuyến cũng phải liên luỵ, và từ đó “chiến thắng” có
nghĩa là tiêu diệt một cách triệt để mọi của cải và sinh mạng. Ngày nay chỉ
một cuộc chiến tranh thôi cũng đủ phá huỷ trọn kết quả của mấy thế kỉ xây
dựng: thị trấn, nghệ phẩm và tất cả những ích lợi của văn minh. Để bù lại,
và cũng tựa như để được miễn tội, chiến tranh làm cho khoa học và kĩ thuật
tiến bộ, và những phát minh sát nhân có thể một ngày kia

[116]

giúp cho các

thực hiện vật chất trong thời bình mau phát triển, miễn là từ nay tới đó, thế
giới không bị tàn phá hoàn toàn, nhân loại không trở về tình trạng dã man
mà các phát minh đó không bị chôn vùi luôn, không còn ai nhớ nữa.

Ở thế kỉ nào cũng vậy, các tướng lĩnh và các quốc trưởng trừ vài trường

hợp rất hiếm như Acoka và Auguste

[117]

, đều chế giễu các lời phản kháng

rụt rè của các triết gia đối với chiến tranh. Theo thuyết giải thích lịch sử
bằng chiến tranh thì chiến tranh là sự điều đình tối hậu; nó được mọi người,
trừ bọn hèn nhát ngây thơ, cho là tự nhiên, cần thiết. Charles Martel
[Charlemagne] thắng quân Hồi giáo ở Poitiers (732) đã chẳng tránh cho
Pháp và Y Pha Nho khỏi bị Hồi hoá đấy ư? Nền văn minh cổ điển của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.