BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 86

(như Anh năm 1945) thì chính là một yếu tố tiến bộ, khiến cho dân tộc có
khả năng phản ứng hơn nếu cần phải phản ứng một lần nữa.

Chúng ta đã biết nguyên nhân của sự tiến bộ rồi; còn nguyên nhân của sự

suy tàn? Chúng ta có nghĩ như Spengler và nhiều nhà khác rằng mỗi nền
văn minh là một cơ thể được phú bẩm một cách bí mật cái khả năng biến
hóa lần lần để tới một lúc nào đó nhất định phải chết không? Chúng ta dễ bị
cái ý này cám dỗ: Ví một xã hội với một cơ thể rồi dùng cách loại suy về
sinh lí hoặc vật chất mà giảng đời sống các xã hội, cho rằng xã hội [cũng
như một cơ thể] suy tàn vì một luật nội tại nào đó hạn chế đời sống của nó,
hoặc vì một sự xuất tiết sinh lực nội tại không sao bồi bổ lại được. Những
loại suy kiểu đó có thể cho ta một lối “giảng giải” tạm thời, như khi chúng
ta so sánh các tập hợp cá nhân với các tập hợp tế bào hoặc so sánh sự lưu
hành tiền bạc từ ngân hàng phát ra rồi lại trở về ngân hàng với nhịp bóp rồi
phồng của trái tim. Nhưng một đoàn thể không phải là một cơ thể lắp vào
các cá nhân phần tử; nó không có óc, không có bao tử; cho nên nó phải suy
tư bằng bộ óc, cảm xúc bằng bộ thần kinh của các phần tử trong đoàn thể.
Khi một đoàn thể, một nền văn minh suy tàn, không phải là vì đời sống vật
chất của nó có những giới hạn bí mật mà vì các nhà chỉ huy chính trị hoặc
tinh thần không biết thích ứng với hoàn cảnh mới.

Có thể có nhiều lí do thúc đẩy ta phải thích ứng với hoàn cảnh mới; nếu

một lí do lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc hai ba lí do khác nhau cùng xuất hiện
một lúc, thì sự khuyến dụ có thể hóa ra thúc bách như một tối hậu thư. Tôi
xin kể vài ví dụ. Trời không mưa nữa, các dòng nước tại các ốc đảo ở sa
mạc cạn hết, đất hóa ra khô cằn. Vì không biết cách cày cấy hoặc vì không
biết lo xa mà đất hết màu mỡ. Sự thay thế hạng nông dân tự do bằng hạng
nông dân nô lệ làm cho người ta không ham làm việc nữa; đất bị bỏ hoang,
dân các thành thị chết đói. Đôi khi, do thay đổi các phương tiện chở chuyên
hoặc con đường thương mại (chẳng hạn không dùng đường bộ nữa mà
dùng đường biển, hoặc không dùng đường biển nữa mà dùng đường hàng
không) mà một cựu trung tâm văn minh bỗng nhiên hết thịnh vượng, như
trường hợp hai thị trấn Pise và Venise (ở Ý) sau năm 1492. Thuế má tăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.