BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 101

quyền cũ, gốc kinh đô. Thêm nữa, tính chất xa rời quá khứ thuộc địa lại
càng thấy rõ hơn với người cầm quyền mới. Ngô, Đinh còn có dáng con
cháu quan lại cũ. Lê Hoàn (941-1005) chỉ được sử ghi tên cha trống trơn,
nhưng mẹ lại có họ, một chứng tích về chế độ tông phả theo mẫu hệ, đúng
với thực tế xã hội giản dị đương thời, dù là ở tầng lớp cao. Các vua Ngô,
Đinh chết đi chẳng có thuỵ hiệu, miếu hiệu gì cả, sử quan về sau đành gọi
là “chúa, vua đầu tiên” (Ngô Tiên Chủ, Tiên Hoàng Đế); còn Lê Hoàn chết
đi, xác để đó chờ con cái tranh giành nên tạm gọi là “ông vua chưa chôn”
(Đại Hành/Hạnh Hoàng Đế) rồi trở thành miếu hiệu vĩnh viễn cho sử Việt.
Ông Phế Đế họ Đinh mất ngôi vẫn đi theo phụ giúp người cướp quyền đánh
giặc, chết trên mặt trận được chủ mới kêu trời than khóc, tấn công thắng
giặc, trả được thù! Ông vua cuối cùng của họ Lê được sử ghi bằng một cái
tên chỉ có ý nghĩa chế nhạo: Ngoạ Triều, từ căn bệnh trĩ được gán cho từ sự
khinh miệt, chê trách.

Ông vua tên Hoàn không biết có họ gì, nhưng mang họ Lê vì làm

con nuôi một quan sát sứ họ Lê ở châu Ái. Một sự xác nhận ơ hờ giản dị
nhưng đầy nội dung phức tạp bị che khuất. Chế độ “con nuôi” như với Trần
Lãm và Đinh Bộ Lĩnh vừa qua (còn kế tiếp với Lê và con ông, phía người
vợ) chứng tỏ một sự liên kết, từ đó suy ra, bản thân gia đình ông Thập đạo
không phải là thuộc hàng thấp kém. Ông Quan sát sứ họ Lê không còn đủ
tên kia, xét theo danh vị quan sát sứ trong cấp bậc chính quyền thuộc địa,
vốn không phải là kém thế cho nên mới đưa được ông con nuôi đến nắm
quyền tổng tư lệnh quân đội Hoa Lư. Và vì sự phức tạp của những lực
lượng ẩn khuất như thế nên dưới quyền họ Lê, ta thấy xảy ra những biến
động không phải chỉ loanh quanh ở Hoa Lư để điều này lại đưa đến những
thay đổi, riêng trong triều đình họ Lê và chung trong tình hình nắm quyền
theo chế độ suy tôn thủ lãnh cho đến lúc này. Thủ lãnh phải chứng minh
bản thân là đầy năng động như Lê Hoàn và các con nhưng quá khứ thuộc
địa và sự đe dọa của chủ cũ vẫn còn thấy lởn vởn nên ngay trong triều
chính, tầng lớp trí thức vẫn hướng về phương Bắc. Thiền sư Đỗ Pháp
Thuận khuyên vua trị nước (987) bằng cách “Vô vi trên điện các” sẽ dẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.