vật về sau, nhưng ở ông vua đầu Thái Tông thì chỉ thấy sự ứng biến ẩn
nhẫn theo tình thế, lúc nhỏ, dưới sự dắt dẫn của ông chú Trần Thủ Độ
“không có học vấn” như xác nhận của sử quan. Nghĩa là các thế hệ đầu, thế
hệ dân giả của Trần đúng là dân đánh cá làm ăn lam lũ như chính họ xác
nhận. Thánh Tông làm vua mười lăm năm sau còn tuyển người vào “hầu
vua học,” còn kiếm thầy cho con. Sự phối hợp giữa kiến thức mới và cuộc
sống sóng gió trên sông nước cũ đã nâng cao tính cách triều đại khi họ lên
làm chủ Đại Việt. Thật là một may mắn cho đất nước họ làm chủ khi kiến
thức người cầm đầu đã tăng tiến theo với mức độ và khu vực quyền lực có
được.
Ở đây hình như không phải chỉ có sự thay đổi tông tộc mà là cả một
sự thay đổi tập đoàn bộ tộc lên cầm quyền đất Việt. Sử gia Việt xưa vốn là
sử thần, một chức việc được vua – qua lớp quan lại triều đình, cử ra viết sử
nên không thể nói gì rõ hơn về gốc gác họ nhà vua lúc còn mờ mịt, sống
giữa đám người nhốn nháo khác nên ta không hi vọng hiểu chi tiết về họ
ngoài một số lời tâng bốc ca tụng văn vẻ nào đó. Tuy nhiên, trở lại nhìn
chuyến qua biên giới Quảng Tây của Thái Tông, rõ ràng là một sự xông
xáo quen thuộc trên sông nước của một người ý thức mình đi trên đất lạ mà
tự tin rằng có thể vượt qua được hiểm nguy: Xưng “Trai Lang,” cụm từ của
người đương thời chỉ con vua Tống, là do thông hiểu trước nên đã sử dụng
một thứ thẻ căn cước bảo đảm lừa gạt được đám dân của triều đình phương
Bắc ở xa kinh đô, rồi bỏ thuyền lớn của biển cả đổi thuyền nhỏ đi trên
sông, đến khi thấy lộ hình thì lại đủ bình tĩnh, nhanh nhẹn để thoát về nước
nhà. Ông vua cháu Nhân Tông còn biết truyền thống “nhà ta vốn người
miệt-dưới,” bắt phải xăm rồng vào đùi để không quên nguồn gốc, dù rằng
“nhà ta” đã đứng đầu thiên hạ cả gần thế kỉ rồi. Thói tục đó không phải là
đặc quyền dành cho người trên mà là đặc tính tập đoàn thấy cả ở lớp người
phục vụ bên dưới: “Hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng
và hai bắp đùi…” Lớp người “sông nước” đó còn ghi nhận đường di
chuyển của tộc họ từ đất Mân Phúc Kiến, có thể đã ghé vào một bờ biển
Quảng Tây nên TT
bảo “có người nói [Trần] là người Quế Lâm,” rồi đến