vàng từ trước nên sử mới nhắc chuyện Khánh Dư đánh Mông Cổ trước khi
tham gia vào hàng ngũ Thăng Long (chắc là năm 1281 với quân đưa Trần
Di Ái về nước) và do đó được Thánh Tông nhận làm con nuôi – theo tính
cách liên minh truyền thống – để lên tước hầu, lúc này mới chính thức bước
vào tộc của hoàng đế. Ý thức riêng biệt và quyền hạn của Khánh Dư lớn
theo thời thế thấy trong việc thông dâm với công chúa Trần, dâu người nắm
binh quyền lớn nhất nước. Ông được vua ngang thế thứ gọi mà không tới,
lấy lí do mắc lo kinh doanh riêng huống hồ là đến đời ông vua cháu (Anh
Tông), có bị quở trách thì chỉ cần bỏ về ấp riêng của mình, không sao cả.
Hành vi tính dục ngang ngạnh của Khánh Dư cũng có thể dùng giải thích
chung cho cả họ Trần hoàng đế, không những qua sự buông thả của Cô Hai
Huệ hậu lúc còn chông chênh mà còn ngay ở việc Trần Thủ Độ lấy cựu
Huệ hậu, việc Thái Tông gả con gái cho con người em ruột của mình – bị
Quốc Tuấn cướp mất. Tính nội hôn đó, lúc sang quý thì được giải thích
bằng lí do bảo tồn quyền bính cho dòng họ nhưng với các chứng cớ kia thì
thật ra cũng bắt nguồn từ cuộc sống tộc đoàn riêng biệt trên sông nước,
không giao tiếp với các tộc đoàn khác. Thế rồi về Thăng Long, giữa đất
“địch”, chỉ có thể lấy-với-nhau, tính nội hôn càng gắt gao thêm với sự thúc
bách phải hoà giải vấn đề Trần Cảnh lấy chị dâu.
Trần cũng hơn Lí ở chỗ dàn trải tông tộc của mình để nắm quyền
trên địa vực rộng lớn hơn mà không làm suy suyển quyền bính trung ương.
Lí Thái Tông phải giành ngôi nhiều lần với anh em, Thánh Tông cai trị êm
ả hơn nhưng có vẻ tuy sử dụng ông em Nhật Quang (
TT
cho là em của
Thái Tông) để quản trị vùng Nghệ An cũng không mấy bằng lòng, đã lưu
lại sử sách mối nghi ngờ về sự tàn hại cốt nhục. Thế mà ông con hờ Quốc
Khang của Trần Thái Tông tuy được coi như con ruột, cất phủ đệ to lớn ở
châu Diễn, khi bị nghi ngờ chỉ chuyển đổi làm chùa thì mọi việc được êm
xuôi. Sử quan nói thật rõ, và khá nhiều về tinh thần anh em đồng thuận của
họ Trần, bắt đầu từ một tôn ti trật tự trên dưới, cố công vun bồi cho sự vững
bền của dòng họ. Nổi bật lúc khởi đầu là vai trò của Trần Thủ Độ. Vị trí
trong gia đình dàn bày ra ngoài xã hội qua các ngôi thứ Đại vương, Vương,