BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 157

thần khu vực (1214, trước “đền Đỗ Thái uý” / Đỗ Anh Vũ?), mãi đến khi
lấy đươc ngôi mới có ông thần Đồng Cổ để tổ chức thành lệ thường hàng
năm từ 1227, có “trai gái bốn phương đứng xem chật ních bên đường như
ngày hội lớn.” Số người triều cũ trung thành với chúa mới được trọng đãi,
đề cử làm những việc quan trọng. Vẫn noi gương Lí dùng hành khiển hoạn
quan để điều hành việc nước nhưng tể tướng là hoàng tộc có học – và về
sau là nho sĩ khoa bảng, khiến cho tính chất trí thức của triều đại được nổi
bật lên, việc cai trị mang tính duy lí hơn là đắm mình vào việc khẩn cầu
thần thánh. Đạo Phật vẫn là cơ sở chủ đạo quan trọng của ý thức trị nước
nhưng Nho Giáo đã chen vào phồn tạp hơn. Tuy vẫn còn thấy lẻ tẻ buổi đầu
những cuộc thi lấy người làm lại viên, cuộc thi Tam giáo hỗn tạp nhưng
riêng cho Nho Giáo đã được tổ chức thành lệ trên cấp bực cao (1232) để
những danh vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa (1247) rồi sẽ trở thành
cùng đích ước muốn của dân Đại Việt về sau.

Quan lại đã có lương bổng một chừng mực, có quy định thời gian

giữ chức, thời gian thăng thưởng. Luật lệ tổ chức được san định, ghi thành
sách, không phải chỉ là hình luật như trước. Ngoài bộ phận hành chính đã
có cơ quan Ngự sử đài – không phải chỉ những ngôn quan lẻ tẻ – để kiểm
tra lề lối điều hành việc nước, gần gũi trong chức phận là nhắm vào các
quan lại đương triều, và ở một chừng mực lí tưởng tuỳ thuộc vào tính chất
người chuyên trách, là ghi chép, uốn nắn hành động của vua. Tất nhiên vào
buổi đầu cũng vẫn còn thấy những sinh hoạt buông thả như trường hợp
người ta ghi lại sự lép vế của ông ngự sử Trần Chu Phổ không can được
vua, đành chỉ theo mọi người trong bữa tiệc vua ban, giả say sưa “giang tay
mà hát.” Dần dà về sau có những tập nhóm, phe phía không phải chỉ là
mang tính thân tộc mà là khu vực kiến thức như nhóm nho sĩ quan lại Trần
(Đỗ) Khắc Chung, Đoàn Nhữ Hài nhân tụ họp việc nước cũng bàn leo, nói
lén về tầng lớp chủ Trần của mình. Tất nhiên là có thêm những tập nhóm
giàu thuộc tầng lớp thấp, có khi là nô bộc, ảnh hưởng đến tầng lớp trên mà
ta chỉ thoáng thấy chỉ vì sử quan không thèm để ý ghi chép. Việc vương
hầu Trần lập điền trang trên đất bồi chứng tỏ các chủ đất cũ không bị lấn át,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.