“dùng phép thuật trấn yểm chỗ nào có vượng khí đế vương.” Đê điều của
Trần là kết quả của một ý niệm chính trị hơn là một phát kiến điều hành
kinh tế.
Tuy nhiên với phó sản chính trị đó, chính quyền Đại Việt bắt đầu
đặt chức quan Hà đê sứ, với nhiệm vụ canh chừng đường đất lúc đầu, lại
chuyển thành một tổ chức điều hành hệ thống trị thuỷ khá hoàn chỉnh, đem
lại sung túc một lúc cho trung châu sông Hồng nhưng cũng là một hệ luỵ
mãi mãi không rời bỏ được.
Trên đà nối kết đó, Trần đã tiến thêm một bước về tính cách tập
quyền trong việc quản lí hành chính địa phương. Đổi số lộ 24 của Lí rút lại
còn 12, Trần nhắm vào thực tế cai trị hơn là ảo tưởng biểu diễn ngang tầm
nước lớn phương Bắc. Chính Nhân Tông là người nhận ra đất nước mình
cai trị chỉ “bé bằng bàn tay!” Trần đưa các văn thần trị nhậm ở các địa
phương – ít ra là trong vùng quyền lực của họ, bởi vì về sau, danh xưng
đơn vị hành chính đã có phần rõ rệt đi theo với chức năng của chúng. Ta
thấy phủ trực tiếp có quan trị nhậm, lộ
lơ lửng quyền hành, có người của
trung ương phái xuống truyền lệnh, còn châu,
ngoài vòng thì chỉ có chức
tào vận để chuyển đưa các thứ thu vét được về Thăng Long. Đã có sự dời
đổi quan lại giữa các địa phương, từ địa phương về trung ương mang tính
huấn luyện thực nghiệm để tăng tiến khả năng cá nhân cùng hiệu quả cai
trị. Sự việc một ông Tể tướng như Trần Thủ Độ mà ngồi xét sổ hộ khẩu
(trong phạm vi đất đai của ông) tuy có vẻ nhỏ nhặt nhưng từ đó cũng giúp
ta hiểu những lệnh lập sổ đinh ban hành từ đầu triều đại đã thực sự đưa
quyền lực trung ương đến tận các đơn vị cơ sở. Tên chức việc xã vẫn ở cấp
bực quan chức khá cao, đã thuộc về quyền hạn của Trần như chuyện Thái
Tông ban chức cho người dâng cơm nguội lúc chạy giặc. Tuy nhiên Lê Tắc
(1285) vẫn còn biết các chức đó cũng là của những “hương ấp quan” được
quyền “thế tập,” có nghĩa là ngoài những khu vực lớn có người lãnh đạo
lưu tên trong sử sách còn có những khu vực nhỏ khuất lấp trong thời gian
mà vẫn giữ một chừng mực riêng biệt với chính quyền trung ương. Đã nói
đến cái bia 1226 của người họ Đỗ có “ấp thang mộc” sát kinh đô. Hương ấp
quan vùng xa càng giữ quyền kế nghiệp lâu dài hơn: Bia chùa Hưng Phúc ở