Đường chống với ý định “thác Đông” (khai thác về hướng đông) của nước
Nam Chiếu, còn với Đại Việt thì gặp chính quyền Lí, Trần. Áp lực của các
triều đại này yếu thế trên vùng xa hơn phía nam đã là cơ hội cho các nhóm
Thái khác xuyên được qua các lưu vực lớn hướng đông nam hay theo các
ngóc ngách sông ngắn tây đông để góp phần vào việc tạo dựng một triều
đại Việt lâu dài nhất.
Vị trí nhiệt đới khuôn nắn nền nông nghiệp trồng lúa nước với
những ưu thế và hạn chế của nó. Các dòng sông ngắn tuôn ra biển, mở ra
những giao tiếp nhiều chiều trong những khuôn khổ vùng hạn hẹp vì các
lưu vực nhỏ đã được nối với nhau qua đường nước mặn. Đó là tình hình
các sông ngắn dọc miền Trung đã định hình cho các tập họp chính trị Chàm
xưa. Các châu thổ lớn chứa đựng nhiều sức người, sức của lại làm cơ sở
cho những tập đoàn lớn quy tụ và phát triển lấn át các tập đoàn nhỏ, rõ rệt
trong trường hợp Đại Việt đối kháng với các tập đoàn Chàm trên những lưu
vực miền Trung, và lanh chân trên châu thổ Cửu Long trong khi chính
quyền Angkor khai thác cạn kiệt vùng Biển Hồ mới xuôi đến Phnom Pênh
thì đã gặp chúa Nguyễn và Minh dân lưu vong.
Biển khơi lại mở rộng giao tiếp không chỉ bắc nam mà còn là đông
tây, khiến cho người ta nghĩ ra tập họp từ “(Việt Nam là) bao lơn trông ra
Thái Bình Dương”. Lối nhìn khoa đại đó hợp với thói quen của tập thể
nhưng dù sao thì nếu thu nhỏ lại cũng có ý nghĩa về nơi giao tiếp của một
vùng riêng biệt được công nhận có tên là Đông Nam Á, sau những năm
tháng tranh cãi về tính chất phụ thuộc của nó vào Trung Hoa hay Ấn Độ,
hai trung tâm văn hoá khuynh loát một thời.
Người Hán khi lần mò xuống phía nam để tìm cách thông thương
với Đại Tần – đế quốc La Mã, đồng thời họ cũng chiếm được phần đất nằm
trong khu vực nhiệt đới có các sản phẩm cần thiết cho nhu cầu sang cả của
họ nên không buông bỏ, và sẽ cố tâm chiếm lại hoặc áp đặt ảnh hưởng trên-
trước, khi không thể cai trị trực tiếp được nữa. Tính chất nhiệt đới đem lại
hệ luỵ cho Việt Nam như trên thì cũng gây khó khăn cho triều đình phương