Bắc với thủy thổ khắc nghiệt làm chùn bước những cuộc tiến chiếm hay
đóng quân cai trị. Và thế là đưa đến tình trạng nhùng nhằng độc lập / phiên
thuộc còn ảnh hưởng mãi đến tận ngày nay sau thời gian ngắn rứt ra để Việt
Nam rơi vào vòng tay người Pháp, thế giới Tây Phương hiện đại.
Các dấu vết và những tác động khúc xạ
trong/ngoài, xưa/nay
Quá khứ phải được ghi lại mới thành sử, sử
phải được kí.
Và tất
nhiên có nhiều hình thức ghi lại, trong đó chữ viết là chứng cớ xác định
nhất vì nó là biểu hiện cụ thể, rõ ràng về sinh hoạt của một tập đoàn lưu giữ
được qua thời gian. Tuy nhiên không phải là tập đoàn nào cũng có chữ viết
và hình thức chữ viết nào cũng được sử dụng với kết quả lưu giữ quá khứ
như nhau. Chữ viết trong vùng ĐNÁ là mượn từ hai khối văn minh có
trước: Trung Quốc và Ấn Độ, nên lịch sử ghi lại trong vùng cũng phải chịu
chìm nổi một chừng mực theo với tính chất văn minh của hai nơi đó. Nói
một cách sơ sài, nền văn minh Ấn hướng nhiều về suy tưởng triết lí nên các
ghi chép để lại không nhiều chi tiết cụ thể rành rẽ hơn phần của người
Trung Hoa, vốn từ rất sớm đã lưu tâm đến mặt sinh hoạt xã hội nhân sinh.
Sự khác biệt đó thấy rõ rệt ở quá khứ Việt Nam, nơi từng xuất hiện
các tập đoàn xây dựng những thể chế chính trị riêng biệt chịu ảnh hưởng
Trung Hoa và Ấn Độ trước khi thành một khối thống nhất chính trị bây giờ.
Có thể nói phần đất phía nam, bao gồm Nam Bộ ngày nay, được nhắc đến
một thời mang tên Phù Nam rồi từ đó toả rộng ra, là do sự tái hiện của các
nhà nghiên cứu người Pháp, từ sử sách lan qua các tài liệu khảo cổ học. Và
nước/các nước Champa tuy xuất hiện có bằng cớ, thường xuyên, dài lâu
hơn nhưng không được biết đến rành rẽ, liên tục chỉ vì những điều có thể
gọi là sử của họ là những ghi chép của người ngoài, còn phần của chính bản